Thanh toán

Chuyện tình thời chiến - 42 năm sau khi cưới mới được họ hàng nhận làm dâu

Đăng bởi Marry Doe - 06/04/2016   |   Lượt xem: 724

Đây là câu chuyện của bà Đào Thị Vui, ở xã Cao Viên, huyện Thanh Oai (tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội), năm nay bà đã 71 tuổi.

Ngày đó, thời còn chiến tranh,bà làm công nhân Nông trường Trần Phú đóng tại Yên Bái. Năm 1968, bà lên xe hoa. Chồng bà là ông Lê Tiến Cửu,cán bộ quản lý đội chế biến chè. Sau lễ cưới diễn ra ba hôm thì ông đã đi nhập ngũ.
 

134527b4
Hình ảnh bà Vui (trái) tặng áo cho chị chồng trong ngày gặp mặt năm 2016
(Ảnh: V.Toàn)


Ông Lê Ngọc Khánh là trung tá cựu binh thời ấy chia sẻ rằng: Sau đêm động phòng, ông Tửu quyết định đi nhập ngũ, nhưng vì mới cưới vợ nên đơn vị hoãn để ông đi đợt sau. Vậy mà, ông Tửu một lòng cương quyết đi bằng được và nói "vui duyên mới không quên nhiệm vụ". Bà Vui cũng thuận theo ý chồng, để ông đi. Sang Lào, anh Tửu là điệp báo viên vô tuyến điện cùng đơn vị trung đội trưởng Khánh. Đầu năm 1970 đơn vị di chuyển xuống mặt trận Trung Lào thuộc tỉnh Xiêng Khoảng.

Rồi ngày mà bà Vui lo sợ cũng đến, ngày 1-4-1970, ông Khánh kể lại: “Hôm ấy bộ đội ở Xẩm Thoong bị thương quá nhiều. Đơn vị tôi đi hai ngày đường rừng mới đưa thương binh nặng ra đến cánh đồng Mường Pốt. Anh Tửu, anh Hào vừa gác cái võng cáng một thương binh lên hai nạng cây đối diện nhau để ngồi nghỉ thì bất ngờ máy bay địch xẹt tới ném bom và hai người không thoát khỏi.

Đêm đó, lúc cùng đơn vị nhặt nhạnh thi thể anh Tửu và 13 đồng đội khác để chôn cất, tôi muốn khóc khi thấy trên chiếc bật lửa, bút kim tinh, cái lược bằng đuya-ra và khăn thêu trong ngực áo anh Tửu đều có ghi khắc hai chữ Tửu - Vui. Những vật dụng đánh dấu kỷ niệm một cuộc tình ấy được chúng tôi chôn vào lòng đất cùng với thi hài anh Tửu”.

Cuộc sống vợ chồng vừa được đôi ba ngày, chồng hy sinh nơi chiến trường. Bà Vui đau đớn, xin nghỉ việc rồi quay về quê nhà với mẹ. Từ đó, bà ở vậy thờ chồng. Cả một thời thanh xuân cũng như niềm hạnh phúc mong đợi của cuộc đời một người phụ nữ coi như khép lại.

Tay run run ôm di ảnh của chồng,bà Vui chảy nước mắt nói: “Bố mẹ đặt tên tôi là Vui mà sao phận người thì ngược”.

Ông Tửu mồ côi bố mẹ từ bé,chỉ có một người chị gái. Vừa cưới xong ông đã đi ngay, nên suốt bao nhiêu năm, bà Vui vẫn chưa được đưa về giới thiệu với họ hàng nhà ông. Thế là chị cứ sống thờ chồng trong nỗi ám ảnh chưa được làm dâu suốt cho đến năm 2010.
Tháng 7-2010, ông Khánh dẫn bà Vui đến UBND xã Đông Lĩnh, Thái Bình. Hôm ấy có cả bí thư, chủ tịch xã, ông tự giới thiệu:

“Tôi là Lê Ngọc Khánh, nguyên cán bộ tuyển quân đồng chí Lê Tiến Tửu và cùng đồng chí ấy sang Lào chiến đấu. Đồng chí Tửu hi sinh năm 1970, mộ đã quy tập về nước. Đây là bà Đào Thị Vui, vợ đồng chí Tửu. Giờ tôi đưa con dâu về quê hương liệt sĩ để họ hàng nhận dâu sau 42 năm kể từ khi cưới”.

Bà Vui lúc này đã 65 tuổi, và còn hồi hộp lo lắng rằng: “sợ sau 42 năm lấy chồng giờ bị từ chối làm dâu”.

Bà Lê Thị Xuân (86 tuổi, chị liệt sĩ Tửu), khi đại diện UBND xã giới thiệu xong, cựu binh Khánh đưa đầy đủ giấy tờ photo từ hồ sơ liệt sĩ của liệt sĩ Tửu báo cáo với gia đình anh Tửu. Bà Xuân giục con gọi điện báo tin gấp cho họ hàng.

Trong cảnh đoàn viên sum vầy, bà Xuân nhìn em dâu: “Mất cậu Tửu rồi thì còn có em dâu”. Hai chị em ôm nhau nghẹn ngào.
 

Tổng hợp

Bình luận

Viết Đánh Giá
C
ở đâu đó có những câu chuyện khiến chúng ta đọc mà cảm thấy nghẹn ngào
T
Câu chuyện đi cùng năm tháng
B
Có những câu chuyện đọc xong mà dư âm còn mãi