Thanh toán

Học cách giữ gìn hạnh phúc qua lời dạy của Phật

Đăng bởi Marry Doe - 27/07/2017   |   Lượt xem: 725

Nếu như cả hai không giữ được giới nhẫn Đức Phật dạy thì cho dù việc nhỏ mà không nhường nhịn nhau cũng dẫn đến tranh cãi, ai cũng muốn người khác làm theo ý mình thì sẽ dễ xảy ra đổ vỡ. Chúng ta làm cho bạn đời tức giận thì bản thân mình cũng không tránh khỏi bực bội, đây là hành động hại mình, hại người. Muốn cho tình cảm gia đình hạnh phúc mặn nồng thì người phụ nữ thật sự chiếm một vị trí rất quan trọng.

Vợ chồng ngày nay tìm hiểu yêu nhau rồi mới kết hôn. Khi yêu, cả hai người thường biểu lộ những đức tính tốt đẹp, lại khéo che giấu những khuyết điểm của mình để làm hài lòng người yêu; cho nên, sau khi họ kết hôn, bản tính xấu lộ ra dẫn đến hậu quả không tốt. Khi hai người quyết định tìm đến hôn nhân, họ cho rằng danh phận của hai người đã được xác định, mối quan hệ vợ chồng đã bị ràng buộc rõ ràng. Vì thế, nếu trước đây cả hai đều cố gắng che đậy những thói hư tật xấu của mình để lấy lòng người yêu thì nay đã thay đổi, nên họ thể hiện hành động tùy tiện bất cứ lúc nào, vì họ cho rằng đã là vợ chồng thì không cần khách sáo, nếu giữ khách sáo là giả tạo bề ngoài. Nhưng mọi người không hiểu giữa vợ chồng điều cần nhất là biết tôn trong nhau như tôn trọng khách, theo ý nghĩa câu “tương kính như tân”. Nếu như một trong hai người bạn đời không hiểu được sự quan tâm của người kia mà cứ hờn trách gây ra phiền phức, không khen tánh khiêm tốn tốt đẹp của bạn đời mà chê họ thấp kém, đã không biết tôn trọng lại còn mưu tính khuất phục đối phương phải phục tùng mình. Sống chung lâu ngà, cả hai đều bộc lộ hết những thói hư tật xấu, kết quả sinh ra nhàm chán, họ cảm thấy người bạn đời thật đáng ghét. Đúng như trong kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật dạy:”Nhìn vợ thật là đáng ghét”. Kinh Ngọc Da Nữ, cũng nói:”Thấy chồng là không thích”. Hai bên chán ghét không thích nhau, do đó tình cảm dần dần rạn nứt, đến nỗi gây ra bi kịch bất hạnh. Vậy thì vợ chồng làm thế nào để có thể giữ được hạnh phúc suốt đời? Nhất định phải làm theo lời Phật và Bồ-tát dạy. Căn cứ theo những điều Phật và Bồ-tát dạy, có hai điểm cần chú ý để chúng ta sửa đổi cho tốt đẹp:
  1. Nói lời dịu dàng, nét mặt tươi vui.
  2. Nhẫn nại.  
Đức Phật dạy:”Người nói lời dịu dàng, nét mặt tươi vui sẽ không gây bất hòa”. Đây là yếu tố quan trọng trong đời sống tinh thần của vợ chồng. Nếu như vợ chồng luôn nói lời dịu dàng, nét mặt thường tươi vui thì tình cảm có xảy ra rạn nứt không? Sự cảm thông là điều rất quan trọng trong đời sống vợ chồng. Nếu như cả hai không có sự cảm thông mà luôn chỉ trích, phê bình lẫn nhau, sắc mặt luôn hiện vẻ giận dữ, thì đó là viên đá ngầm làm rạn nứt tình cảm. Người Thiên Thai có câu ngạn ngữ:”Tai thích nghe lời hay”. Phê bình sẽ gây ác cảm cho đối phương, họ nghĩ rằng chúng ta xem thường, cười chê họ; do đó mà họ mỉa mai lại, hoắc tức quá hóa giận. Khi cả hai đều nổi giận, chẳng phải tự chuốc khổ đó sao? Nếu như bạn đời có sai lầm, khi chúng ta góp ý với họ phải tế nhị đừng nói thẳng, nên nhẹ nhàng trao đổi với nhau, đưa ra ý kiến thì họ mới khâm phục. Còn như bạn đời có ưu điểm thì mình phải tán thưởng và khen ngợi một cách chân thành. Trong kinh Hoa Nghiêm, Phật dạy:”Người thường nói lời nhẹ nhàng, dịu dàng, nói lời người nghe thích thú, nói lời hay đi vào lòng người, nói lời tao nhã có phép tắc.” Không được nói:”… lời cộc cằn, lời mỉa mai, cố ý nói làm cho người khác tức giận, lời nói như thiêu đốt trong người, lời nói tự hại mình và người khác”. Khi chúng ta muốn nói điều gì, lúc nào cũng phải suy nghĩ kỹ, điều đáng nói thì nói, điều không đáng nói thì im lặng.   Vợ chồng có lúc do sự thay đổi tâm lý hoặc sinh lý, nên tính tình thay đổi bất thường; hoặc do hoàn cảnh xảy ra những điều không hài lòng nên thể hiện lời nói, hành động sơ suất là chuyện bình thường. Nếu như cả hai không giữ được giới nhẫn Đức Phật dạy thì cho dù việc nhỏ mà không nhường nhịn nhau cũng dẫn đến tranh cãi, ai cũng muốn người khác làm theo ý mình thì sẽ dễ xảy ra đổ vỡ. Chúng ta làm cho bạn đời tức giận thì bản thân mình cũng không tránh khỏi bực bội, đây là hành động hại mình, hại người. Vì sao chúng ta làm việc ngu xuẩn như thế? Nếu chúng ta muốn nhẫn nại thì phải tu tập. Khi chồng nổi giận cho dù vợ có lý do chính đáng cũng phải tạm thời người chồng, không nên tranh luận; bất đắc dĩ thì tạm lánh ra ngoài, đợi sau khi chồng bình tĩnh rồi, vợ mới dịu dàng nói cho chồng biết vợ nhường nhịn không phải là vì yếu thế khuất phục mà sự thật là muốn cho gia đình yên ổn, đây là nghệ thuật sống trong đời sống vợ chồng giữa cương với nhu. Người vợ biết sống cảm thông, độ lượng chắc chắn sẽ làm cho chồng cảm động, chân lý “nhu thắng cương” chúng ta ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống thường ngày.Khi chúng ta thực hành nhẫn có thể làm cho bạn đời giác ngộ, dễ dàng nhận sực cảm hóa của mình, thì nhất định gia đình được sống hạnh phúc an vui. Đạo vợ chồng là xây dựng từ nền tảng tình yêu mới có sự gắn bó lâu dài. Người vợ phải biết giữ gìn tình cảm vợ chồng, nó có thế lực tiềm ẩn rất lớn. Cho nên muốn cho tình cảm gia đình hạnh phúc mặn nồng thì người phụ nữ thật sực chiếm một vị trí rất quan trọng. Trách nhiệm của người vợ không nhất thiết phải ra ngoài xã hội làm việc. Nếu như người chồng làm thu nhập thấp thì tất nhiên là muốn vợ có việc làm để phụ giúp kinh tế gia đình.   Nhưng điều kiện trước tiên là không trở ngại việc nhà và chăm sóc con cái. Nếu người vợ chỉ chú trọng kiếm tiền mà không quan tâm đến gia đình và chăm sóc con cái thì sẽ lợi bất cập hại. Sống trong hoàn cảnh đầy đủ vật chất, vợ chồng dễ dàng cư xử với nhau. Không may gặp hoàn cảnh khó khăn bị bức bách chuyện cơm, áo, gạo, tiền thì cả hai dễ trách móc với nhau, đặc biệt bản tính người phụ nữ hay than thở, cho nên dễ mắc phải sai lầm về lời nói và hành động, bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra chuyện. Tất nhiên vợ chồng là phải chia bùi sẻ ngọt, nhưng cũng không được quên lúc cùng nhau chịu đắng cay, phải nhớ lời cổ đức dạy: “Nếu chẳng một phen sương thấm lạnh Hoa mai đâu rực sắc hương thơm”. Cuộc sống càng khó khăn thì chúng ta càng nỗ lực phấn đấu vươn lên làm cho gia đình càng ấm êm hạnh phúc. Vợ chồng từ cảnh cơ hàn phấn đấu làm cho tiền đồ xán lạn thì mới có ý nghĩa. Có những người vợ tính ngang bướng, tự kiêu tự ngạo, ỷ mình con nhà giàu sang, quyền thế; hoặc có người cho mình xinh đẹp, khi gặp những chuyện trong gia đình có chút không vừa ý thì lớn tiếng la mắng, đánh đập con cái ầm ĩ. Những người vợ như thế là chưa có hoạc qua gia giáo, là không hiểu đạo làm vợ. Người con gái khi về nhà chồng là phải đồng cam chịu khổ. Tại sao ỷ mình giàu sang, quyền thế mà có thể kiêu mạn? Đức Phật dạy phải khiêm tốn, chúng ta không thể không chú ý. Người phụ nữ nào tự cho mình xinh đẹp thì hãy nhớ lời Đức Phật dạy nàng Ngọc Nữ:”Người nữ không nên tự cho mình xinh đẹp đoan chánh, kẻ không vâng theo chồng thì không đoan chánh, tâm ngay hạnh chánh là người phụ nữ đoan chánh”. Nếu như gặp chồng không tin theo Phật pháp thì vợ phải khuyên nhủ chồng nghiên cứu Phật pháp, dẫn dắt chồng tin Phật, lại còn khuyến khích chồng học Phật. Người vợ dùng tình yêu chân thành của mình chắc chắn chồng sẽ làm theo; bởi vì, chồng chịu học Phật thì nhất định không có hành vi ngoại tình bên ngoài xã hội. Còn nếu vợ không tin Phật thì chồng phải khuyên vợ tin theo. Vì khi vợ tin Phật có thể thay đổi tính ganh tỵ, tham, sân trở thành người vợ rộng lượng, dịu dàng, hiền thục. Chúng ta làm được như thế thì gia đình sẽ hạnh phúc vui hòa. Đức Phật dạy người đệ tử nữ:”Người nữ phải thủy chung với chồng, không được ngoại tình, không được xem thường chồng; khi chồng đi xa phải lo toan việc nhà chu đáo, không được thay lòng đổi dạ, bằng lòng với cuộc sống sướng hiện tại, hết dạ chung tình với chồng, giữ trọn đạo làm vợ, không chuộng vất chất”. Người vợ nào làm đúng lời Phật dạy, thật có phúc cho người chồng st

Bình luận

Viết Đánh Giá

Chưa có bình luận nào