Thanh toán

Hôn nhân Nhật Bản - đôi điều nên biết

Đăng bởi Marry Doe - 12/08/2015   |   Lượt xem: 1149

Ở Nhật có hai loại hôn nhân chủ yếu là hôn nhân dàn xếp và hôn nhân lựa chọn. Nhưng ngày nay hôn nhân dàn xếp giảm dần khi chế độ dân chủ phát triển, thanh niên Nhật ngày nay đã tự do tìm hiểu nhau trước khi tiến đến hôn nhân. Khi cảm thấy không thể thiếu nhau trong cuộc đời thì họ sẽ đi đến kết hôn.

Khái niệm về nghi lễ và hôn nhân tại Nhật tuy có một vài thay đổi để phù hợp nhưng vẫn duy trì những sắc thái cổ truyền. Ở Nhật có hai loại hôn nhân chủ yếu là hôn nhân dàn xếp và hôn nhân lựa chọn. Nhưng ngày nay hôn nhân dàn xếp giảm dần khi chế độ dân chủ phát triển, thanh niên Nhật ngày nay đã tự do tìm hiểu nhau trước khi tiến đến hôn nhân. Khi cảm thấy không thể thiếu nhau trong cuộc đời thì họ sẽ đi đến kết hôn.

 

 

 1.Hôn nhân dàn xếp và hôn nhân lựa chọn:

Ở Nhật có hai loại hôn nhân chủ yếu là hôn nhân dàn xếp và hôn nhân lựa chọn. Đặc trưng của phong tục cưới hỏi Nhật là các cuộc hôn nhân sắp đặt. Hai người đến với nhau không phải qua tình yêu nam tự nhiên mà qua người mai mối khi họ thấy cả hai hợp nhau. Tuy nhiên ngày nay hôn nhân dàn xếp giảm dần bởi vì chế độ dân chủ phát triển, thanh niên Nhật ngày nay đã tự do tìm hiểu nhau trước khi tiến đến hôn nhân. Tỉ lệ đám cưới giữa người Nhật Bản với người nước ngoài cũng khá cao.

2.Nghi thức lễ cưới truyền thống:

Cũng giống Việt Nam, ngày tổ chức lễ cưới được lựa chọn rất cẩn thận để tránh những ngày mang điềm xấu. Đầu tiên là các lễ nghi đám cưới truyền thống bằng việc cô dâu đi thăm đền chùa hoặc tổ chức liên hoan chia tay với cha mẹ và hàng xóm. Sau đó là các lễ nghi diễn ra chủ yếu ở nhà chú rể.

 

Trang phục cô dâu mặc khi chia tay với cha mẹ để sang nhà chú rể là đồ trắng. Đến nhà chú rể, cô dâu thay kimono màu trắng, đội loại mũ gọi làtsuno-kakushi, có nghĩa là “giấu sừng”, ám chỉ gạt bỏ và giấu đi sự ghen tuông của phụ nữ. Chú rể mặc kimono có gắn gia huy và quần chùng, gọi là hakama.

Một nghi lễ quan trọng nhất là việc đôi tân hôn hứa hẹn thề nguyền bằng cách trao các chén rượu sake cho nhau. Nghi thức này, tiếng Nhật gọi là sansan kudo.


Lễ 

3. Địa điểm tổ chức đám cưới:

Từ việc tổ chức đám cưới ở gia đình, địa điểm được chuyển tới các đền, chùa và sau Thế chiến 2, nhiều người tổ chức ở các khách sạn, nhà hàng, nhà thờ hoặc các phòng cưới đặc biệt. Mọi người thích hưởng tuần trăng mật sau đó mới về nhà lại nhà gái.

 4. Hình thức tổ chức đám cưới:

Đôi trẻ có thể tổ chức đám cưới theo nghi thức truyền thống hoặc hiện đại. Hình thức kết hôn có 4 kiểu: Tổ chức theo nghi lễ thần đạo, tổ chức theo nghi lễ của thiên chúa giáo, tổ chức theo nghi lễ Phật giáo và tổ chức theo kiểu bình thường của con người. Đặc biệt Vào thời Meiji, tại Nhật Bản hình thức tổ chức lễ cưới theo nghi thức thần đạo rất phổ biến và phát triển. Nhưng gần đây các lễ cưới được tổ chức chủ yếu ở khách sạn hay nhà thờ ngày càng nhiều hơn. Tại đây, lễ cưới cũng được giải thích theo nghi thức thần đạo.

 


 5. Qui mô tổ chức đám cưới:

Qui mô tổ chức lễ cưới có thể nhỏ hoặc lớn. Với quy mô nhỏ có sự hiện diện người thân đôi bên gia đình cô dâu chú rể. Ngày xưa lễ cưới được tổ chức tại các đền thờ nhưng ngày nay khách sạn cũng là nơi nhiều người tổ chức lễ cưới theo nghi thức thần đạo.

 6. Lễ cưới diễn ra ngắn gọn nhưng trang trọng:

Đầu tiên, người của thần đạo sẽ thực hiện nghi lễ làm sạch, sau đó cô dâu và chú rễ cùng nhau thề ước tin tưởng và yêu nhau đến cuối cuộc đời. Tân lang và tân nương giao uống với nhau chén rượu ngày cưới. sasankudo là hình thức cô dâu chú rể giao nhau và uống rượu ngày cưới.

Gần đây, do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, hình thức trao nhẫn trở nên nhiều hơn. Kết thúc lễ cưới có chụp ảnh làm kỉ niệm diễn ra khoảng 20~30 phút..Tiếp đó, là tiệc chiêu đãi ăn uống bắt đầu.Kết thúc tiệc cưới mọi người có thể kéo nhau đi hát karaoke hay đến quán rượu để cùng nhau uống bia và hát hò, nhảy múa.

 7. Quà cưới và tục “san-san-kudo”:

Quà cưới thường được đi bằng tiền khoảng trên 20 ngàn yên đến 30 ngàn yên( 200 USD ~ 300USD). Tổ chức đám cưới rất tốn kém nên cô dâu chú rể phải lo lắng rất nhiều. Họ có thể tặng lại khách những món quà kỉ niệm như bánh ngọt, đũa…

Người Nhật có một tục lệ trong ngày cưới gọi là “san-san-kudo” nghĩa là uống 3 ngụm. San = 3, ba ngụm rượu đầu tiên thay mặt cho cô dâu chú rể và bố mẹ của hai bên. San = 3, ba ngụm rượu tiếp theo là tượng trưng cho uống cạn đi lòng căm thù, đam mê và dối trá. Ku = 9, là con số may mắn trong quan niệm của người Nhật. Do = kết thúc bằng sự hòa hợp của hai tâm hồn.

8. Người Nhật thích cưới "cả trâu lẫn nghé":

"10 năm trước, người ta có thể thấy xấu hổ vì có bầu trước khi cưới, nhưng giờ đây, đến 20% các đám cưới kiểu này và điều đó tốt cho cả ngành dịch vụ hôn lễ cũng như tỷ lệ sinh của Nhật", Hirotani quản lý công ty hôn lễ Watabe Wedding nói.

Đất nước mặt trời mặt đang đối phó với tốc độ dân số già đi nhanh chóng và tỷ lệ sinh giảm. Hiện tại, tỷ lệ sinh trung bình của phụ nữ Nhật là 1,25 trẻ trong khi để duy trì dân số, tỷ lệ này phải là 2,1.Masashi Tsubonouchi, giám đốc công ty hôn lễ Frist Advantage, cho biết chỉ vài năm trước, hình ảnh cô dâu với chiếc bụng bầu lộ rõ bị coi là xấu xa, nhưng thái độ của người Nhật hiện nay đang thay đổi nhanh chóng.

 

 

Bình luận

Viết Đánh Giá
T
mình thích xem phim nữ tiếp viên hàng khôn g của nhật rất hay và vui nhộn
L
Mình xem phim thấy các cặp đôi hay đi xem mắt nhau thấy vui vui bạn hén