Thanh toán

Kiêng kỵ trong cưới hỏi

Đăng bởi Marry Doe - 06/06/2015   |   Lượt xem: 757

Cưới hỏi là việc hệ trọng cả đời mà bạn nên hết sức thận trọng để tránh những rủi ro không may có thể xảy ra làm hỏng hạnh phúc của bạn. Dưới đây là những kiêng kỵ mà bạn tuyệt đối không được bỏ qua.

1. Kiêng lấy người không hợp tuổi



Theo quan niệm của người Phương Đông chúng ta, mỗi người sinh ra đều có bản mệnh riêng và nó chỉ phù hợp với một số bản mệnh nhất định. Khi dựng vợ gả chồng cho con cái các tuổi hợp tuổi kỵ được cha mẹ hết sức quan tâm và có sự tính toán kỹ lưỡng.



Nếu tuổi mệnh vợ và chồng hợp nhau thì cuộc sống gia đình viên mãn, con cái sinh ra khỏe mạnh thông minh, làm ăn phát đạt, thuận lợi.



Ngược lại, nếu đã kỵ tuổi, kỵ mệnh mà vẫn lấy nhau thì cuộc sống vợ chồng gặp nhiều khó khăn, biến cố thậm chí chia ly. Dù chưa có cơ sở khoa học giải thích rõ ràng thế nhưng nhiều gia đình vẫn thuận theo và xem tuổi cẩn thận cho đôi trẻ khi có quyết định kết hôn.



7 kiêng kỵ trong cưới hỏi bạn tuyệt đối không được bỏ qua



Chọn tuổi phù hợp để dựng vợ gả chồng



+ Dần, Thân, Tỵ, Hợi



+ Tý, Ngọ, Mão, Dậu



+ Thìn, Tuất, Sửu, Mùi



Do vậy, khi quyết định kết hôn bạn nên chú ý về vấn đề tuổi tác để tránh lỡ dở trong hôn nhân.



2. Kiêng lấy vào năm kim lâu của người nữ



Theo kinh nghiệm của ông cha ta, tuổi kim lâu là tuổi âm lịch có số đuôi là 1, 3, 6, 8. Ông bà ta thường tránh tổ chức cưới hỏi vào những năm này  để tránh sự bất hòa trong quan hệ vợ chồng  và bất hạnh trong hôn nhân về sau.



3. Kiêng cưới hỏi khi nhà đang có tang



Theo quan niệm, con cái phải để tang cha mẹ 3 năm, cháu phải để tang ông bà 1 năm. Ngoài ra còn có thời hạn cụ thể dành cho các thành viên khác trong gia đình.



Từ quan niệm này mà hay có những đám cưới chạy tang để không để lỡ tuổi và ngày tốt.



7 kiêng kỵ trong cưới hỏi bạn tuyệt đối không được bỏ qua



Những bất hòa có thể xảy ra khi bạn cưới vào ngày giờ xấu



4. Kiêng tổ chức cưới khi chưa làm lễ ăn hỏi



Theo phong tục cưới hỏi của người Việt thì nghi thức đầy đủ của tục cưới hỏi bao gồm 6 lễ nghi: nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ, thỉnh kỳ, thân nghinh. Ngày nay, dù đã lược bỏ nhiều lễ nghi phức tạp, lễ cưới cũng vẫn phải có đầy đủ các lễ giạm ngõ, ăn hỏi, lễ cưới, lễ lại mặt, lễ nạp cheo.



Để bớt rườm rà một số nơi đã cắt bớt các tục lễ chỉ còn lại 4 lễ căn bản là ăn hỏi, nạp tài, lễ thành hôn và lễ lại mặt. Tuy nhiên, lễ hỏi sẽ không được bỏ qua vì đây là thể hiện sự tôn trọng với nhà gái và để hai bên có sự qua lại công khai minh bạch.



5. Kiêng cưới vào ngày, tháng không tốt



Ngày, giờ cưới sẽ được chọn những ngày được xem là tốt với từng bản mệnh của mỗi người. Nếu khong may cưới vào những ngày không may mắn sẽ mang lại nhiều rủi ro cho vợ chồng bạn về sau. Ngoài ra tháng 7 âm lịch, với tích Ngưu Lang Chức Nữ chia ly cộng với thời tiết mưa bão nên dù trong tháng có ngày hoàng đạo cũng nên kiêng.



6. Kiêng làm vỡ, bể đồ đạc



Chuyện làm đổ, bể đồ đạc là rất khó tránh khỏi khi đông người. Trong đám cưới kỵ nhất là việc bị vỡ gương. Đây  được xem là điềm không may đối với đôi trẻ. Tương truyền nếu việc này xảy ra thì đôi vợ chồng sẽ xảy ra bất hòa, đổ vỡ, chia ly nên thường mời thầy hoặc làm lễ giải hạn.



7. Kiêng mẹ đưa con gái về nhà chồng



Quan niệm người xưa cho rằng nước mắt biệt ly trong ngày cưới mang đến điều không tốt nên thường không cho người mẹ đi theo tiễn con gái về nhà chồng. Các cô dâu khi ra khỏi nhà cũng không được khóc và ngoái nhìn lại.



Tuy không còn cảnh cô dâu khóc nức nở khi về hà mẹ chồng như xưa nhưng phong tục mẹ đẻ không được đưa con gái về nhà chồng vẫn được giữ nguyên.


Bình luận

Viết Đánh Giá
M
Hồi xưa mình cưới k kiêng kỹ như vậy đó
N
có thờ có thiêng, có kiêng có lanh, các cụ có những kiêng kị trên đều muốn cho con cháu sống hạnh phúc thôi, nhưng một số giờ cũng không quá khắt khe như thế rùi
T
Nhiều việc phải kiêng kỵ lắm, mà giờ cũng có nhiều gia đình bỏ bớt rồi, thoáng hơn rồi