Thanh toán

Lễ ăn hỏi gồm những thủ tục gì?

Đăng bởi Marry Doe - 24/02/2017   |   Lượt xem: 3869

Có thể nói rằng, lễ ăn hỏi là sự thông báo chính thức về sự đồng ý đôi trẻ nên vợ nên chồng của hai đại gia đình, hai dòng họ. Lễ ăn hỏi đánh dấu giai đoạn quan trọng trong mối quan hệ hôn nhân : Cô gái được hỏi đã chính thức trở thành người vợ chưa cưới của chàng trai đi hỏi.

Có thể nói rằng, lễ ăn hỏi là sự thông báo chính thức về sự đồng ý đôi trẻ nên vợ nên chồng của hai đại gia đình, hai dòng họ. Lễ ăn hỏi đánh dấu giai đoạn quan trọng trong mối quan hệ hôn nhân : Cô gái được hỏi đã chính thức trở thành người vợ chưa cưới của chàng trai đi hỏi. Ngày nay, về hình thức lễ này vẫn giữ tên, nhưng trên thực tế, thì lễ này bao hàm cả lễ dẫn cưới. Chính vì thế, mô hình lễ ăn hỏi ngày nay phải phản ánh được sự thay đổi ấy, nói cách khác, trong các nghi thức ở lễ ăn hỏi ngày nay phải có cả những nghi thức của lễ dẫn cưới. Mô hình lễ ăn hỏi truyền thống trong xã hội Việt bao gồm như sau: Thành phần tham dự – Nhà trai : Đại diện gia đình, họ hàng, chú rể, đội ngũ bê tráp (bây giờ có thể là nam), số người bê tráp là số lẻ, 5 hoặc 7 hoặc 9… – Nhà gái : Bố mẹ, ông bà , anh chị em ruột của cô dâu, cô dâu và một số bạn bè thân cận. Về lễ vật: Cau tươi : 1 buồng Bánh cốm : 200 chiếc Hạt sen : 2 kg Chè : 2 kg Rượu : 2 chai Thuốc lá : 2 tút Bánh phu thê : 200 hoặc 20 Phong bì tiền : 2 chiếc Đó là những lễ vật tối thiểu theo phong tục cổ truyền; tất nhiên, chất lượng và số lượng thêm thì tùy thuộc vào năng lực kinh tế của mỗi gia đình. Tuy nhiên, số lượng nhất thiết phải là 2. Cần phải tránh những xu hướng phục cổ cực đoan : nhà trai không có lễ vật dẫn cưới. 1 Ý nghĩa của lễ vật dẫn cưới : thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Mặt khác, lễ vật cũng biểu thị được sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai. Trong một chừng mực nào đó, đồ dẫn cưới thể hiện được thiện ý của đằng nhà trai : xin đóng góp một phần vật chất để nhà gái giảm bớt được chi phí xung quanh hôn sự. “Tiền mặt” : Đây là vấn đề đang được tranh cãi nhiều hiện nay : có ý kiến cho rằng, lễ vật bằng tiền thì quá thô tục thậm chí là xúc phạm đến nhà gái,… cũng có người lại cho rằng, vấn đề ở đây là cách đưa tiền : làm thế nào để tiền trở thành một lễ vật chứ không phải là một phương tiện trao đổi, mua bán như chức năng vốn có của nó. 1 Nếu số tiền đó được đổi thành những đồng tiền mới tinh và được bao trong một phong bì đẹp màu đỏ, có in chữ “song hỷ” thì người nhận lễ sẽ không cảm thấy bị mặc cảm là mình đã nhận tiền theo nghĩa đen nữa. Rước lễ vật : Tất cả những lễ vật phải được sắp xếp gọn gàng và phù hợp với thẩm mỹ. Và nhất thiết phải được bày vào quả sơn son thếp vàng. Có như thế mới nhấn mạnh được tính biểu trưng của lễ vật. Dù dùng phương tiện đi lại là : ô tô, xích lô, xe máy, hay đi bộ thì đoàn ăn hỏi cũng nên dừng lại cách nhà gái một khoảng l00m, sắp xếp đội hình chỉnh tề, rồi mới đội lễ đi vào nhà gái. Những lễ vật dẫn cưới theo phong tục cổ truyền đều thể hiện được ý nghĩa trên và cho đến ngày nay người Việt Nam vẫn tuân thủ. Trang phục : trang phục cho cô dâu tốt nhất là một bộ áo dài. Nếu kinh tế nhà trai khá giả có thể sắm cho cô dâu một trong những đồ trang sức như : xuyến, vòng, hoa tai… Chú rể thì mặc vét, cà vạt. Tiếp khách : Vì đây là một lễ trang trọng nên nhà gái phải chuẩn bị chu đáo hơn lễ chạm mặt. Tuy nhiên, do nội dung chủ yếu là sự bàn bạc cụ thể, chính thức của 2 gia đình về việc chuẩn bị đám cưới, nên nhà gái chỉ bày tiệc trà. Nghi thức trao nhận lễ vật cũng trở thành nghi thức bắt buộc. Nhà gái : sau khi nhận lễ rồi đưa lên bàn thờ thắp hương, nhà gái sẽ lấy ra mỗi thứ trong đồ lễ ăn hỏi một ít để “lại quả”. Lưu ý là đối với cau thì phải xé chứ không được dùng dao để cắt. Khi nhà trai nhận lại tráp để bê về thì phải để ngửa, không được úp tráp lại. Trách nhiệm của cô dâu : Phải ngồi trong phòng cho đến khi nào chú rể vào đón hoặc cha mẹ gọi mới được ra. Ra mắt tổ tiên bằng cách thắp hương lên bàn thờ. Sau đó cô dâu sẽ cầm ấm trà đi từng bàn để rón nước mời khách. Biếu trầu : Xưa, sau lễ ăn hỏi, nhà gái dùng các lễ vật nhà trai đã đưa để chia ra từng gói nhỏ để làm quà biếu cho họ hàng, bè bạn, xóm giềng,… ý nghĩa của tục này là sự loan báo : Cô gái đã có nơi có chỗ. Ngày nay, lễ ăn hỏi và lễ thành hôn không cách xa nhau nhiều về mặt thời gian nên trong khi biếu trầu người ta thường kết hợp với đưa thiếp mời đến dự cưới. Tuy nhiên, tục “biếu trầu” chỉ áp dụng đối với họ hàng hay một số bạn bè thân thiết, nếu không thì việc đưa thiếp mời sẽ không có tính biểu trưng.

Bình luận

Viết Đánh Giá
D
Có ai đã có kinh nghiệm làm 2 lễ cưới và ăn hỏi gộp 1 ngày hoặc 2 ngày liên tiếp chưa ạ? Cho em xin kinh nghiệm sắp xếp ra sao cho hợp lý với ạ. Em cám ơn.
M
trừ trường hợp gấp gáp hay xa xôi quá người ta mới gộp thôi bạn
M
theo mình biết cau tươi cũng đếm quả đó, chứ không phải lấy 1 buồng tùy ý đâu
M
Ở chỗ mình vẫn riêng bạn ơi. Chỉ những nhà nào xa nhau người ta mới gộp thôi.
N
Ngày nay người ta thường gộp lễ hỏi và lễ cưới chung luôn để tiết kiệm thời gian và tiền bạc.