Thanh toán

Những cách sáng suốt để giải quyết vấn đề tiền bạc sau khi đính hôn

Đăng bởi Marry Doe - 03/09/2018   |   Lượt xem: 649

Lập kế hoạch trả nợ, tạo tài khoản ngân hàng chung... sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề liên quan tới tiền nong khi bước vào cuộc sống hôn nhân.

 

Ảnh: Ivona.bigmir.net

Ảnh: Ivona.bigmir.net

1. Hai bạn có số nợ khác nhau 

Một trong hai người đang gánh một khoản nợ hoặc cả hai cùng mắc nợ. Điều này có thể gây ra những căng thẳng trong cuộc sống hôn nhân sau này, đặc biệt khi một người có khoản nợ lớn hơn người còn lại. 

- Làm thế nào để đối mặt:

Hãy lên kế hoạch chi trả những khoản nợ, bạn có thể tự chi trả hoặc cả hai vợ chồng cùng thanh toán. Nếu việc cùng trả nợ không phải là cách tối ưu, hãy đưa ra thỏa thuận xem ai sẽ chi trả cho khoản gì. Hai bạn cần cùng nhau động não để cắt giảm chi phí sinh hoạt hàng tháng để thanh toán nợ nần, tập trung giải quyết các món nợ lớn. Đặt ra thời hạn để trả nợ và trò chuyện thẳng thắn về vấn đề này sẽ giúp hai bạn có trách nhiệm hơn. 

- Ý tưởng sáng suốt:

Theo dõi tiến độ trả nợ hàng ngày để có động lực. Bạn có thể dùng các ứng dụng quản lý tiền bạc như Misa, Money Lover để kiểm soát chi tiêu. Mỗi khi đạt đến cột mốc quan trọng như kiếm được 10 triệu để trả nợ, bạn có thể dành ra phần thưởng nhỏ như một buổi xem phim cho hai người. 

2. Không xem xét đến ngân sách đám cưới 

Đám cưới có khả năng là gánh nặng tài chính lớn trong cuộc sống của bạn với rất nhiều khoản cần chi trả.  

- Làm thế nào để đối mặt: 

Hãy tạo cho mình và nửa kia một buổi trò chuyện về tiền bạc, nơi bạn có thể thoải mái nói về các vấn đề tài chính và đám cưới. Bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách đưa ra danh sách 3-5 ưu tiên hàng đầu trong đám cưới (thực phẩm, trang trí, chụp ảnh...). Sau đó cùng thống nhất xem mục nào cần chi nhiều tiền hơn. 

- Ý tưởng sáng suốt:

Hãy theo dõi ngân sách của bạn và nhận cảnh báo từ ứng dụng quản lý tiền bạc khi chi tiêu vượt quá số tiền quy định. 

3. Thu nhập của hai bạn khác nhau 

Sự khác biệt về đồng lương sẽ khiến cặp vợ chồng phải suy xét cẩn thận xem ai sẽ chi trả cho khoản nào trong cuộc sống chung. 

- Làm thế nào để đối mặt: 

Hãy tự đặt ra các câu hỏi: Liệu người có thu nhập cao hơn nên đóng góp nhiều hơn để trả chi phí nhà ở và tiền sinh hoạt cố định hàng tháng? Hay hai bạn muốn chia sẻ các chi phí một cách bình đẳng? Một số cặp vợ chồng quyết định sẽ đóng góp từ 20-50% mức lương để trả phí sinh hoạt. Các bạn có thể lập tài khoản ngân hàng chung hoặc riêng để hàng tháng rút tiền và chi trả các chi phí cố định. Hãy thảo luận về ưu, khuyết điểm của từng loại tài khoản để đưa ra quyết định đúng đắn. 

- Ý tưởng sáng suốt:

Bạn có thể chọn ứng dụng quản lý chi tiêu Splitwise để chia nhỏ chi phí theo đầu người và gửi lời nhắc qua email cho các khoản thanh toán. 

4. Hai bạn không có chung mục tiêu kiếm tiền dài hạn 

Những mục tiêu lớn của cuộc đời như mua nhà, có con, nghỉ hưu dường như còn rất xa xôi khi bạn vừa mới đính hôn. Tuy nhiên, chúng sẽ trở thành vấn đề lớn nếu bạn không quan tâm ngay từ lúc này. 

- Làm thế nào để đối mặt:

Hãy ngồi xuống và nói về những ưu tiên của bạn, cố gắng giải quyết các nhu cầu cấp thiết trước. Nếu bạn đã và đang tiết kiệm để chuẩn bị có con nhưng nửa kia còn chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy cung cấp cho người ấy những chỉ dẫn cần thiết. Sau đó, bạn có thể điều chỉnh mức chi tiêu của mình hàng tháng cho phù hợp. Khi đã đạt được một mục tiêu nhỏ, hãy chuyển sang mục tiêu khác, ví dụ như tiết kiệm cho một kỳ nghỉ trong tương lai. Bằng cách này, cả hai sẽ thấy nhu cầu của mình được đáp ứng. 

- Mẹo để tiết kiệm:

Nếu muốn việc tiết kiệm trở nên thú vị hơn, bạn hãy tạo ra một trò chơi nho nhỏ. Tạo ra thử thách xem ai tiết kiệm được nhiều hơn trong một tháng. Mỗi thử thách nho nhỏ sẽ giúp hai bạn giữ động lực phấn đấu trong chặng đường dài. 

5. Một trong hai người muốn thực hiện thỏa thuận tiền hôn nhân

Nếu một trong hai người có tài sản thừa kế, có doanh nghiệp riêng, không muốn vướng vào những khoản nợ của người kia, hai bạn có thể cân nhắc về một thỏa thuận tiền hôn nhân. Thỏa thuận sẽ giúp bạn bảo vệ tài sản trước khi kết hôn và tránh những rắc rối về phân chia tài sản khi ly hôn. 

- Làm thế nào để đối mặt:

Bạn không nên để hợp đồng để anh hoặc cô ấy nhìn thấy trên bàn hoặc lần đầu giới thiệu về thỏa thuận này thông qua luật sư. Mặc dù điều này là khó khăn nhưng hai bạn cần có cuộc trò chuyện thẳng thắn sớm với nhau. Hãy tập trung để tạo một thỏa thuận giúp bạn duy trì nền tảng tài chính độc lập, cho phép bạn tập trung tốt hơn vào hôn nhân. 

Đừng để anh/cô ấy thấy thỏa thuận trên bàn hoặc để luật sư giới thiệu về bản thỏa thuận. Mặc dù điều này là khó khăn nhưng chính bạn phải là người trình bày về bản thỏa thuận với nửa kia. Hãy tạo ra một bản thỏa thuận đáp ứng hai tiêu chí: giúp bạn duy trì nền tảng tài chính độc lập, tập trung tốt hơn cho cuộc hôn nhân. 

- Ý tưởng sáng suốt:

Nếu một trong hai bạn sở hữu một doanh nghiệp và chỉ muốn bảo vệ tài sản đó mà không muốn lập thỏa thuận tiền hôn nhân, hãy trao đổi với chuyên gia tư vấn tài chính về các lựa chọn của bạn. 

 

Ngôi sao

Bình luận

Viết Đánh Giá

Chưa có bình luận nào