Thanh toán

Vòng quanh thế giới khám phá văn hóa cưới kì quặc

Đăng bởi Marry Doe - 09/01/2016   |   Lượt xem: 791

Phong tục cưới đặc trưng của các nước trên thế giới mang đến sự đa sắc về văn hóa cưới vùng miền...

1. Phong tục cưới của người Hà Lan Một đám cưới ở Hà Lan chỉ hoàn hảo khi nào có một "cây ước nguyện" trong ngày ấy. Cây ước nguyện thường khẳng khiu được vặt hết lá, chỉ còn trơ lại cành, và được đặt cạnh sân khấu của cô dâu chú rể, trên đó có treo hàng trăm những mảnh giấy ghi lời chúc của người thân bạn bè dành cho họ, kèm theo mỗi tờ giấy sẽ là một mảnh vải hoặc dây ruy-băng đỏ để treo lên cành cây. Cây ước nguyện tượng trưng cho những lời chúc tốt đẹp nhất cho cuộc sống lứa đôi của họ, tung bay trong gió từng mảnh vải đỏ đã tạo thành một khung cảnh lãng mạn cho tiệc cưới của người Hà Lan. Print 2. Đám cưới của người Nước Đức Người dân ở đa số các nước châu Âu đeo nhẫn đính hôn ở tay phải, và sau khi thành hôn thì họ chuyển sang đeo nhẫn cưới ở tay trái. Riêng tại Đức, Áo và Thụy Sỹ (vùng nói tiếng Đức), người ta đeo nhẫn đính hôn ở tay trái và sau khi cưới thì đeo nhẫn cưới ở tay phải. Liên quan đến vấn đề này có rất nhiều giả thuyết được đưa ra như đeo nhẫn cưới ở tay phải là tay thuận của đa số mọi người sẽ làm người ta có ý thức hơn về sự chung thủy.  Cũng có ý kiến cho rằng thế kỷ thứ 9, người Đức chuyển sang đeo nhẫn tay phải cho hợp với nghi thức hành lễ của các thầy tu, bởi theo họ đeo nhẫn ở ngón áp út phải sẽ kết linh họ với quyền lực siêu nhiên của Đức Chúa. wedding2-by-amaoutouflickr 4. Trộm giày – Ấn Độ Ấn Độ có một phong tục cưới hỏi lạ đó là đánh cắp và bảo vệ giày chú rể. Trong buổi lễ, chú rể phải cởi giày. Các thành viên trong gia đình cô dâu sẽ tìm mọi cách để ăn trộm giày của chú rể, trong khi người nhà chú rể phải bảo vệ giày bằng mọi giá, phải giấu chúng đi để nhà gái không tìm thấy. Nếu gia đình cô dâu ăn trộm được đôi giày của chú rể, họ có quyền yêu cầu chú rể chuộc giày. Đòi bao nhiêu tiền thì chú rể phải trả bấy nhiêu. phong-tuc-cuoi-o-an-do 5. Phong tục cưới của người Hoa Việc chọn ngày được chú tâm quan trọng rất nhiều và thường được tiến hành bởi người lớn, hai gia đình sẽ tự đi xem ngày sinh tháng đẻ và tướng số của con và con dâu/con rể của họ xem có hợp với nhau không? Nếu hợp mọi chuyện sau đó thật dễ dàng và nhanh chóng, nhưng nếu không hợp thì có thể trở thành một tai họa hay chí ít cũng là một rào cản lớn. Và trong đêm trước ngày cưới, cô dâu sẽ tắm mình trong một bồn tắm có chứa đầy hương cam, hoặc vỏ cam để xua đi ma quỷ bám víu trước khi qua nhà chồng. Angelababy_Huang_Xiaoming_wedding_5_ABWE 6. Phong tục cưới của người Thái Lan Hôn lễ giữa những người Thái theo đạo Phật thường được tổ chức làm 2 phần: làm lễ theo nghi thức đạo Phật- gồm có tụng kinh của những người cầu nguyện, dâng thức ăn, các đồ lễ khác lên đức Phật, các sư và nghi thức khác có truyền thống dân gian tập trung vào hai bên gia đình của đôi uyên ương. Trong đó, quy tắc tặng của hồi môn của người Thái khá là đặc sắc, được gọi là Sin Sodt. Theo truyền thống, chú rể phải trả một khoản tiền cho nhà gái, để đền bù công lao nuôi dạy cô dâu và để thể hiện khả năng tài chính của chú rể có thể chăm lo được cho cô dâu. Thông thường, khoản tiền này chỉ là tượng trưng, và thường được đưa lại cho đôi vợ chồng trẻ sau lễ cưới. a15-7710-1391828256 (Sưu tầm)

Bình luận

Viết Đánh Giá
C
bài chia sẻ rất thú vị
C
mỗi nơi có một phong tục cưới hỏi khác nhau đều rất đặc sắc
G
Điều mà admin mong muốn chính là điều đó, mang thông tin hữu ích đến với mọi người và đặc biệt là giúp cho tất cả mọi người hiểu và trân quý hơn hai tiếng \"gia đình\"
G
Bài viết rất ý nghĩa, nó giúp mình hiểu được phong tục cưới của các nước và sự quan trọng của hôn nhân.