Thanh toán

Những thực phẩm không nên ăn khi mắc tiểu đường - Phần 2

Đăng bởi Marry Doe - 20/07/2015   |   Lượt xem: 1680

(Womega)-Mục tiêu cho chế độ dinh dưỡng của những bệnh nhân tiểu đường type 2 là tập trung vào các thực phẩm giúp duy trì hàm lượng đường trong máu ở mức bình thường, cân nặng ổn định, tránh được các biến chứng của tiểu đường. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, những người mắc tiểu đường type 2 có thể ăn đa dạng các loại thực phẩm, đồng thời hạn chế một số thực phẩm khác, tập trung vào sự điều độ và kiểm soát khẩu phần.

(Womega)-Mục tiêu cho chế độ dinh dưỡng của những bệnh nhân tiểu đường type 2 là tập trung vào các thực phẩm giúp duy trì hàm lượng đường trong máu ở mức bình thường, cân nặng ổn định, tránh được các biến chứng của tiểu đường. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, những người mắc tiểu đường type 2 có thể ăn đa dạng các loại thực phẩm, đồng thời hạn chế một số thực phẩm khác, tập trung vào sự điều độ và kiểm soát khẩu phần. Đường Đường được thêm vào trong thực phẩm là nguyên nhân khiến hàm lượng đường trong máu tăng. Người bệnh tiểu đường type 2 nếu có tỷ lệ đường trong máu cao dễ gặp phải nguy cơ biến chứng như: tổn thương võng mạc, tổn thương hệ thần kinh, loét bàn chân, rối loạn da, bệnh thận. Đường nên hạn chế sử dụng để duy trì tỷ lệ đường trong máu ở mức bình thường, nếu có chỉ sử dụng một lượng nhỏ. Những thực phẩm nhiều đường thường có hàm lượng calo cao, đồng thời thiếu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng thiết yếu. Ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng như hoa quả, rau xanh, ngũ cốc và thịt nạc là cách tốt hơn để hấp thu calo. Trái cây có chứa các loại đường tự nhiên làm tốc độ tăng đường trong máu sau khi ăn (có chỉ số đường huyết) thấp hơn so với các thực phẩm được bổ sung đường. Khi bệnh nhân tiểu đường tiêu thụ thực phẩm có tỷ lệ đường thấp hơn, sẽ giúp duy trì tỷ lệ đường huyết ở mức cân bằng. Ngược lại, các thực phẩm bổ sung đường như bánh quy thường có chỉ số đường huyết cao, có thể dẫn đến tỷ lệ đường huyết tăng cao. Do đó, nên chọn ăn dâu tây thay vì ăn 1 viên kẹo sẽ là lựa chọn tốt hơn nhiều cho các bệnh nhân tiểu đường. Tên: nhung-thuc-pham-khong-nen-an-khi-mac-tieu-duong.jpg Xem: 0 Kích thước: 54.9 KB Chất béo Hạn chế chất béo, bởi nó chứa hàm lượng calo cao và nếu hấp thụ quá nhiều calo có thể dẫn đến béo phì. Béo phì không những khiến bệnh tiểu đường phức tạp thêm mà còn là nhân tố nguy cơ nguy hiểm nhất dẫn đến bệnh tim mạch, ung thư, cao huyết áp, hen suyễn và viêm khớp. Giảm hàm lượng chất béo trong chế độ ăn bằng cách chọn các sản phẩm sữa ít béo, thịt nạc, trái cây, rau xanh và ngũ cốc. Bạn cũng có thể cắt giảm hàm lượng chất béo và calo bằng cách không sử dụng/ sử dụng ít dầu hoặc bơ khi nấu ăn; giám sát khẩu phần ăn, hạn chế những đồ ăn vặt và tráng miệng giàu calo. Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết để tránh các chất béo bão hoà và chất béo chuyển hoá sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, tăng cholesterol. Tinh bột Tinh bột được xem như là một phần của chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng nhưng những người mắc tiểu đường cần chọn tinh bột một cách thông minh. Khi xem xét chỉ số đường huyết, ngũ cốc có chỉ số đường huyết thấp hơn các thực phẩm đã qua chế biến hay được tinh chế. Ví dụ: ăn mì pasta làm từ bột mỳ sẽ có ít tác động hơn đến tỷ lệ đường huyết so với mỳ pasta làm từ bột mì trắng đã được tinh chế. Một vài loại rau có chứa tinh bột và những người mắc tiểu đường nên hạn chế các loại rau này bởi nó có thể làm tăng đường huyết. Một vài loại rau có chứa tinh bôt như: đậu, bắp, khoai tây, bí đỏ Thức uống có cồn Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ khuyên rằng các bệnh nhân tiểu đường chỉ nên uống rượu khi kiểm soát tốt tỷ lệ đường huyết. Phụ nữ chỉ nên uống 1 ly và nam giới chỉ nên uống 2 ly mỗi ngày. Nếu lạm dụng thức uống có cồn sẽ làm tăng đường huyết và gây nguy cơ tim mạch. momega.vn

Bình luận

Viết Đánh Giá
L
Bài viết này rất cần thiết cho những chị em không may bị bệnh nè, thanks bạn
H
đúng rồi, bị tiểu đường rất nguy hiểm, phải cẩn thận