Bưng quả đám cưới là một trong những nét đẹp truyền thống của người Việt Nam không thể thiếu trong những nghi thức đám cưới hiện nay. Khi bưng quả đám cưới cần có sự chuẩn bị chu đáo và cẩn thận về mọi mặt từ số lượng, chất lượng đến người bưng quả phải như thế nào để hoàn hảo nhất. Do đó, việc thực hiện bưng quả đám cưới cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng để mọi việc có thể được diễn ra suôn sẻ.
Các mâm quả đám cưới sẽ được nhà trai và nhà gái cùng nhau bàn bạc để đi đến thống nhất những món lễ cưới. Sau đó nhà trai sẽ về chuẩn bị và đến ngày cưới sẽ có một dàn bưng quả đám cưới nhà trai mang sang nhà gái theo đúng những gì đã bàn bạc, nhà gái cũng sẽ sắp xếp một đội hình nhận mâm bằng số thành viên bưng quả đám cưới của nhà trai.
Đội bưng quả đám cưới sẽ là các nam thanh nữ tú, khi nhận mâm thì cả hai sẽ cùng mang vào nhà. Tiếp đến sẽ là những nghi thức cưới truyền thống như làm lễ gia tiên, lạy cha mẹ hai bên,…Sau khi kết thúc thì nhà gái sẽ tiến hành chia những lễ vật lại cho nhà trai mang về. Đó là những nghi thức truyền thống tốt đẹp và ý nghĩa mà ông bà đã truyền lại từ xưa đến nay.
Số thành viên của đội bưng quả dựa trên số mâm lễ mà nhà gái yêu cầu từ trước. Thông thường số lượng mâm sẽ là số lẻ như 5 mâm, 7 mâm, 9 mâm và ở một số gia đình có điều kiện thì có thể lên đến 11 mâm. Theo phong tục thì đội hình bưng quả đám cưới sẽ là những người trẻ hơn hoặc bằng tuổi cô dâu chú rể và chưa lập gia đình, thông thường cô dâu chú rể sẽ chọn thành viên đội bưng quả đám cưới là những người thân trong gia đình, bạn bè thân thiết hoặc cũng có thể thuê người bưng quả hay cũng có thể sử dụng các dịch vụ bưng quả.
Khi lựa chọn đội hình bưng quả đám cưới nên chọn những người có độ tuổi ngang nhau, chiều cao không quá khác biệt, gương mặt dễ nhìn và luôn vui vẻ rạng rỡ.
Về trang phục thì tùy thuộc vào phong cách đám cưới mà hai nhà mong muốn, nếu yêu thích những nét truyền thống thì đội bưng quả đám cưới nam sẽ mặc áo dài khăn đóng còn đội bưng quả đám cưới nữ sẽ mặc áo dài trơn hoặc họa tiết đơn giản như chữ hỷ. Nếu gia đình hai bên mong muốn sự hiện đại hơn thì nhà trai có thể mặc áo vest, quần âu, giày tây, thắc cà vạt, còn nhà gái thì có thể lựa chọn các loại váy đơn giản và mang guốc.
Trong khi đó, cô dâu và chú rể cũng sẽ mặc những trang phục đông bộ với 2 đội bưng quả đám cưới những sẽ cầu kỳ hơn và màu sắc nổi bật hơn để tránh bị mờ nhạt trước dàn bưng quả.
Về trang điểm thì nên tránh trang điểm quá lòe loẹt mà thay vào đó nên trang điểm nhẹ nhàng, tạo giác tươi tắn, rạng rỡ mà vẫn làm nổi bật được cô dâu và chú rể. Đội hình bưng quả đám cưới nhà trai cũng có thể trang điểm nhẹ nhàng hoặc không cần trang điểm nếu không muốn.
Nghi lễ trao duyên chình là việc đội bưng quả đám cưới của nhà trai và nhà gái tiến hành trong những bao lì xì đã được hao gia đình chuẩn bị từ trước cho nhau trước sự chứng kiến của các thành viên trong nhà cô dâu và chú rể. Số tiền trong bao mang ý nghĩa tượng trưng và được hai gia đình thống nhất với nhau từ trước. Theo quan niệm xa xưa thì một người góp mặt trong đội hình bưng quả đám cưới sẽ khiến người đó sẽ bị ảnh hưởng đến việc tìm kiếm ý trung nhân trong tương lai, thậm chí không thể lập gia đinh do mất duyên. Do đó nghi lễ trao lì xì cho nhau còn được gọi tục trao duyên hoặc lại duyên nhằm giúp giữ lại duyên của những người bưng quả đám cưới. Đây cũng được xem là lời cảm ơn mà cô dâu và chú rể muốn gửi đến những người thân, người bạn đã giúp đỡ mình để đám cưới được diễn ra trọn vẹn.
Mâm quả cưới mang rất nhiều ý nghĩa, nó không chỉ thể hiện tấm lòng thành của nhà trai dành cho nhà gái mà nó còn thể hiến sự biết ở của nhà trai đến công lao nuôi dưỡng của cha mẹ cô dâu dành cho cô dâu. Tùy theo vùng miền mà các mâm quả sẽ có sự chuẩn bị khác nhau, trước khi đến ngày trọng đại thì hai bên gia đình sẽ cùng nhau lựa chọn số mâm quả cũng như các lễ vật trong mâm.
Theo phong tục miền Bắc thì việc chuẩn bị những mâm quả có phần công phu và cầu kỳ hơn hai miền còn lại.
Số lượng mâm quả ở miền Bắc bắt buộc phải là số lẻ như 3 mâm, 5 mâm, 7 mâm, hoặc 9 mâm và thậm chí ở một số đám cưới lên đến 11 mâm. Số lượng mâm là số lẻ những những lễ vật bên trong phải là số chẵn, luôn đi theo cặp bởi số lẻ tượng trưng cho sự phát triển còn số chẵn mang ý nghĩa cho việc luôn có đôi có cặp của vợ chồng. Việc sắp xếp như vậy chính là thể hiện cho mong muốn cặp đôi cô dâu chú rể sẽ nhanh chóng phát triển, không chỉ phát triển về vật chất mà còn phát triển về việc có con cháu đầy đàn, hạnh phúc trăm năm.
Thông thường những món lễ vật trong mâm ở miền Bắc sẽ là trầu cau, trà, rượu, bánh cốm, trái cây, bánh phu thê, thuốc lá,…
Số lượng mâm quả ở miền Trung thường tùy thuộc vào điều kiện kinh tế để hai gia đình bàn bạc chuẩn bị nên cũng sẽ không quá cầu kỳ, chỉ cần những món lễ quan trọng và cần thiết nhất. Tuy nhiên, phong tục cưới xin ở một số nơi tị miền Trung sẽ có sự khác biệt, ví dụ như Đà Nẵng. Ở Đà Nẵng thì tổng số người rước dâu và bưng quả đám cưới sẽ phải ứng với con số sinh hoặc số lão. Theo đó sinh - lão - bệnh - tử sẽ tương ứng với 1 - 2 - 3 - 4, đến số 5 thì sẽ quay lại là sinh, cứ thế lặp lại nên số lượng mâm quả sẽ thường là 5 hoặc 9.
Các món lễ vật bắt buộc trong đám cưới ở miền Trung là trầu cau, trà, rượu, bánh phu thê và cặp nến cưới.
Không giống với miền Bắc yêu cầu số lượng cau là 100 quả, số lượng cau trong mâm ở miền Trung sẽ là 105 quả để mang lại ý nghĩa trăm năm hạnh phúc. Bánh phu thê, đúng như tên gọi, nó sẽ tượng trưng cho tình nghĩa vợ chồng luôn hòa thuận bên nhau. Trà rượu là tấm lòng thành mà cặp đôi muốn gửi đến tổ tiên mong nhận được sự chứng giám của các bậc tiền bối. Còn cặp nến cưới còn gọi là nến tơ hồng sẽ do một người lớn tuổi, có vị trí trong ra dòng họ thổi tắt sau khi hoàn tất các nghi lễ để mang đến sự may mắn cho cô dâu chú rể.
Ngược lại với miền Bắc thì sô lượng mâm quả đám cưới ở miền Nam nói chung và miền Tây nói riêng thường sẽ là số chẵn 4, 6, 8 hoặc 10 mâm. Trong đó số 6 được ưu tiên lựa chọn nhiều nhất vì số 6 mang ý nghĩa tượng trưng cho tài lộc, hạnh phúc và may mắn.
Điều tạo nên sự khác biệt cho nghi thức bưng quả đám cưới ở miền Nam chính là bên cạnh những mâm lễ vật cần thiết thì gia đình nhà trai sẽ chuẩn bị thêm một bộ áo dài dành tặng riêng cho cô dâu cùng đôi bông tai cưới, hai món này thường sẽ do mẹ chồng chuẩn bị nhằm thể hiện sự quan tâm của mẹ chồng dành cho nàng dâu tương lai.
Các món lễ vật không có nhiều sự khác biệt, cũng bao gồm những món chính như trầu cau, trà rượu, trái cây, bánh phu thê,…
Nhà trai và nhà gái sẽ thống nhất với nhau về số lượng mâm quả cũng như những món lễ trong mâm quả. Sau đó nhà trai sẽ về để chuẩn bị tươm tất và chờ ngày lành tháng tốt để cùng đội bưng mâm quả tiếng hành sang nhà gái để thực hiện nghi thức trao quả và làm lễ.
Nhà trai sẽ bắt đầu sang nhà gái với người đi đầu là những người có vị trí trong gia đình thường là ông bà, sau đó đến bố mẹ chú rể rồi mới đến chú rể, dàn bưng mâm quả và cuối cùng là những thành viên khác trong gia đình. Khi đến gia đình nhà gái thì người đừng đầu sẽ vào chào hỏi và đội bưng quả đám cưới sẽ tiến hành nghi thức trao mâm quả cho nhà gái, nhà gái đã chuẩn bị sẵn dàn nữ nhận quả với số lượng bằng số mâm quả mà nhà trai đã chuẩn bị. Cả hai dàn bưng quả sẽ cùng nhau mang vào nhà. Sau khi xong nghi lễ nhận quả thì sẽ đến nghi lễ lại duyên, hai bên sẽ trao lì xì cho nhau.
Sau khi các mâm quả đã được mang vào nhà thì hai bên thông gia sẽ cùng nhau ngồi nói chuyện, người đại diện cho mỗi bên gia đình sẽ đứng ra giới thiệu các thành viên có mặt trong ngày hôm đó. Nhà trai sẽ phát biểu lý do đến gặp mặt và giới thiệu các mâm quả gửi nhà gái. Đại diện nhà gái sẽ cảm ơn và chấp nhận, lúc này nghi lễ đã hoàn tất.
Sau đó thì mẹ của cô dâu và mẹ của chú rể sẽ cùng nhau mở các mâm quả.
Cô dâu sẽ không xuất hiện trong suốt quá trình diễn ra các nghi lễ từ khi nhà trai đến. Chỉ đến khi chú rể lên đón hoặc mẹ của cô dâu lên phòng đưa xuống thì cô dâu mới bắt đầu chào hỏi gia đình, ra mắt họ hàng đôi bên.
Khi cô dâu đã được giới thiệu với họ hàng thì mẹ cô dâu sẽ bắt đầu lấy một vài món lễ trong các mâm quả đặt lên bàn thời gia tiên, thắp hương cho các bậc tiền nhân nhằm mong nhận được sự chứng giám. Cô dâu và chú rể cũng sẽ cùng nhau bước đến bàn gia tiên để thắp hương xin phép cho việc cưới hỏi được diễn ra suôn sẻ.
bạc
về lễ cướiSau khi việc thắp hương gia tiên đã xong thì đại diện hai bên gia đình sẽ ngồi trao đổi, bàn bạc với nhau về việc tổ chức đám cưới, ngày giờ đón dâu như thế nào sẽ được thống nhất thực hiện
Trước khi nhà trai ra vè thì nhà gái sẽ chi lại một phần trong các mâm quả cho nhà trai mang về, thủ tục này được gọi là lại quả. Một trong những điều cần chú ý đó là các món lại quả phải là số chẵn, không được dùng dao kéo để cắt lễ vật mà phải xé bằng tay, khi trao lại mâm quả thì không được đậy nắp, phải để nắp ngửa lên.
Trên đây là những thông tin cần thiết dành cho các cặp đôi chuẩn bị nên duyên chồng vợ về việc bưng quả đám cưới. Mặc dù hiện nay các nghi thức cưới hỏi đã được rút ngắn và đơn giản hơn, nhiều gia đình cũng lựa chọn các dịch vụ bưng quả để mọi thứ có thể được diễn ra hoàn hảo nhất mà không mất quá nhiều công sức chuẩn bị và giá mâm quả cưới cũng không quá đắt. Tuy nhiên đây vẫn là một trong những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam, vì vậy việc chuẩn bị chu đáo cẩn thận trong việc bưng quả đám cưới là việc cần thiết và không bao giờ thừa.