Nhẫn cưới đẹp Thành phố Hà Nội

Tìm kiếm nâng cao
Đóng

Khuyến mãi cưới mới nhất

Nhà hàng tiệc cưới

ưu đãi tiệc cưới

Trống Đồng Palace dành tặng ưu đãi...
Nhà hàng tiệc cưới

ưu đãi tiệc cưới

Ưu đãi tiệc cưới
Nhà hàng tiệc cưới

ưu đãi tiệc cưới

Ưu đãi tiệc cưới

Nhẫn cưới không chỉ là một món trong bộ trang sức cưới mà còn là một tín vật thiêng liêng tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, thể hiện sự gắn kết và bền chặt tình cảm và cuộc sống vợ chồng. Vì thế, trong tất cả những đám cưới dù là đơn giản hay linh đình thì nhẫn cưới luôn là vật quan trọng và không thể thiếu.

Nguồn gốc của nhẫn cưới

Nguồn gốc nhẫn cưới

Đến nay vẫn chưa có tài liệu chính xác về thời gian nhẫn cưới được hình thành, tuy nhiên vẫn có một số thông tin về sự xuất hiện và phát triển của nhẫn cưới.

Tại Ai Cập

Trong thời kỳ Ai Cập cổ đại, mọi người cho rằng vòng tròn là biểu tượng của sự vĩnh cửu, không có điểm bắt đầu và cũng không có điểm kết thúc. Và cũng chính vì thế nó được áp dụng vào tình yêu manh đến sự kết nối bền vững. Ở thời kỳ này, những chiếc nhẫn chỉ được ché tác thô so từ các vật liệu từ thiên nhiên như cỏ hay xương, ngà voi,. Sau suốt hàng thiên niên kỷ thì ý nghĩa biểu tượng của nhẫn cưới ngày càng lan rộng hơn và nó ảnh hưởng đến các nền văn hóa khác. Từ đó nhẫn cưới được biết đến rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới.

Tại châu Âu

Có thể nhận định rằng, những chiếc nhẫn cưới luôn mang những dấu ấn đặc biệt. Trong thời Chiến tránh thế giới thứ 2, chiếc nhẫn cưới mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng tượng trưng cho lời thề thủy chung một lòng của người vợ và lời hứa sẽ quay trở về của người chồng phải xông phá nơi chiến trường. Cũng sau thơi gian này, nhẫn cưới được trao cho cả nam và nữ thay vì chỉ trao cho người phụ nữ như trước đây. Thêm vào đó, đến năm 1930, nhẫn đính đá quý được biết đến rộng rãi nhờ sự quảng bá của công ty đá quý DeBeers, và cũng từ đó, nhẫn kim cương chính là biểu tượng cho một tình yêu vĩnh hằng, bền bỉ như kim cương.

Ý nghĩa của nhẫn cưới

Ý nghĩa nhẫn cưới

Có thể nhiều cặp đôi cũng đã biết, nhẫn cưới đẹp mang ý nghĩa cho sự gắn kết giữa hai cuộc đời lại với nhau. Trong các nghi thức để đi đến một đám cưới thì bên cạnh việc làm lễ gia tiên, lạy cha mẹ hai bên nhà trai nhà gái để nhận được sự chứng giám của các tiền nhân về lời hứa chung thủy sắt son, trọn đời trọn kiếp bên nhau thì việc trao nhẫn cưới cũng là một nghi thức quan trọng để chứng mình cho việc đó.

Nhẫn cưới sẽ được đeo ở ngón áp út và nên khi bất cưa ai nhìn thấy cũng có thể hiểu rằng chàng trai hoặc cô gái nãy đã có gia đình, vì thế có thể nói nhẫn cưới chính là bằng chứng của hôn nhân, của việc mình đã có người cùng chung sống trọn đời. Nên cũng có thể xem nhẫn cưới chính là tín vật bảo hộ cho tình yêu đôi lứa và hạnh phúc gia đình.

>>> Xem thêm: Đeo nhẫn cưới vị trí nào là tốt nhất cho quan hệ vợ chồng?

Ngoài ra, theo ý nghĩa Phật giáo thì chiếc nhẫn còn mang ý nghĩa giáo dục con cái sống phải đạo trong mối quan hệ vợ chồng. “Nhẫn” chính là lời khuyên về sự nhường nhịn, cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống để có thể mãi hạnh phúc bên nhau. Khi bước vào đời sống vợ chồng, sẽ khó tránh khỏi những lúc cơm không lành canh không ngọt thì “Nhẫn” chính là liều thuốc để hóa giải mọi xung đột, đeo nhẫn cưới trên tay sẽ luôn như một lời nhắc nhở về sự hòa thuận, vun vén cho tương lai của gia đình.

Vì sao nhẫn cưới được đeo ở ngón áp út

Vì sao đeo nhẫn cưới ngón áp út

Theo y học La Mã cổ đại và vẫn được nhiều nhiều người công nhân đến tận ngày nay, ngón áp út là ngón có các mạch máu dẫn thẳng trực tiếp về tim (Vena Amoris) nên khi đeo nhẫn cưới vào ngón này sẽ mang ý nghĩa như một chiếc vòng trói buộc tình cảm dành cho nhau trong từng nhịp đập, mãi không thay đổi.

Ngoài ra, đối với văn hóa phương Đông, 5 ngón tay tượng trung cho 5 mói quan hệ khác nhau trong cuộc sống gia đình, ngón cái tượng trung cho mối quan hệ với người sinh thành, ngón trỏ là tình anh em, ngón giữa là chính bản thân, ngón út là con cái, còn ngòn áp út chính là tượng trưng cho người bạn đời, cho mối quan hệ vợ chồng. Khi chấp hai bàn tay lại và gập ngon tay giữa xuống thì chỉ có ngón áp út là không thể tách rời nhau. Điều nay mang đến ý nghĩa sâu sắc về tình cảm vợ chồng là ngoài bản thân thì người bạn đời chính là người sẽ luôn yêu thương, chăm lo cho mình và bên cạnh mình suốt kiếp.

Sự khác nhau giữa nhẫn cưới và nhẫn đính hôn

Khác nhau nhẫn cưới và nhẫn đính hôn

Thật ra, trong tình cảm và đời sống vợ chồng có đến 3 loại nhẫn đó là nhẫn đính hơn, nhẫn cưới và một loại nhẫn ở Việt Nam ít được biết đến là nhẫn vĩnh cửu. Mỗi loại nhẫn sẽ mang đến những ý nghĩa và hình thức khác nhau.

- Nhẫn đính hôn: là loại nhẫn mà người con trai sẽ trao tặng cho người con gái mà anh muốn lấy làm vợ. Nếu như cô gái cũng có tình cảm và muốn đáp lại lời ngỏ của chàng trai thì cô gái sẽ đeo chiếc nhẫn đó. Nhẫn đính hôn chính là biểu tượng cho niềm tin va quyết tâm gắn bó lâu dài với nhau. Thông thường, nhẫn đính hôn sẽ được đính một viên đá quý ở phía trên với ý nghĩa một tình yêu duy nhất và trường tồn mãi mãi.

- Nhẫn cưới: Nhẫn đính hôn chỉ có một chiếc để người nam trao cho người nữ thì ngược lại, nhẫn cưới sẽ luôn là một cặp cho cả cô dâu và chú rể. Bên cạnh những ý nghĩa như nhẫn đính hôn là sự tin tưởng và quyết tâm gắn bó thì nhẫn cưới con tượng trưng cho sự chung thủy, lời hứa cùng nhau bước qua những khó khăn để bên hạnh phúc bên nhau suốt đời, cuộc sống hôn nhân sau này sẽ vì nhau mà vun đắp, luôn có trách nhiệm với đối phương dù phải trải qua khó khăn hay sung sướng. Thông thường, cặp nhãn cưới sẽ có hình dáng và chất liệu tương tự như nhau, có thể làm từ vàng, bạch kim hoặc vàng hồng. Nhẫn của chú rể sẽ được thiết kế to và đơn giản hơn so với nhẫn của cô dâu.

- Nhẫn vĩnh cửu: Nhẫn vĩnh cưới là loại nhẫn còn khá mới mẻ hiện nay, sau khi cưới nhau một thời gian, những cặp vợ chồng thường sẽ có những lễ kỷ niệm ngày cưới và nhẫn vĩnh cửu sẽ trở thành món quà trong những ngày kỷ niệm quan trọn này, thường là 10 năm, 20 năm hoặc 50 năm. Nhẫn vĩnh cửu sẽ được đính nhiều hạt đá quý xung quanh và cũng được làm bằng chất liệu như nhẫn đính hôn hay nhẫn cưới.

Những lưu ý để lựa chọn mẫu nhẫn cưới đẹp

Lưu ý chọn mua nhẫn cưới

Nhẫn cưới đẹp rất quan trọng trong ngày trọng đại và mang nhiều ý nghĩa lớn lao cho cô dâu và chú rể nên việc lựa chọn mẫu nhẫn cưới đẹp cần phải có sự suy tính cẩn thận

Dự tính chi phí

Cũng như chuẩn bị để mua các sản phẩm và dịch vụ khác chuẩn bị cho đám cưới, trước khi quyết định mua nhẫn cưới, cô dâu chú rể nên tính toán cẩn thận về chi phí sẽ bỏ ra. Nên quyết định mức ngân sách phù hợp và tham khảo những mẫu ở trong mức khả năng tài chính cho phép. Tránh chỉ vì thích mà lựa chọn những mẫu nhẫn cưới đẹp quá đắt tiền sẽ gây áp lực cho việc chuẩn bị những thứ khác. Thông thường, môi chiếc nhẫn cưới nên là 5 phân vì khi cả hai ráp lại sẽ được một số 10 hoàn hảo.

Thời điểm mua nhẫn cưới

Bạn nên mua nhẫn trước ngày cưới từ 6 tháng đến 1 năm để chuẩn bị từ trước. Giá vàng cũng như giá nhẫn cưới hiện nay khá thất thường vì thế để tránh mua nhẫn quá mắc thì bạn nên tránh những đợt cao điểm khiến giá vàng, giá nhẫn cưới bị đẩy lên cao. Các cửa hàng sẽ hỗ trợ nới nhẫn khi cô dâu hoặc chú rể đeo không vừa nên bạn cũng không cần quá lo lắng cho việc mua nhẫn sớm nhưng sau đó lại tăng cân.

>>> Xem thêm: 7 thời điểm bạn cần tháo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn

Chất liệu nhẫn cưới đẹp

Thông thường, những mẫu nhẫn cưới đẹp sẽ được làm bằn chất liệu vàng 14K, 18K hoặc cũng có thể là những chất liệu cao cấp hơn. Vàng 24K ít được sử dụng vì đây là chất liệu dù đắt tiền nhưng lại mềm nên dễ xảy ra tình trạng cấn móp, biến dạng khi đeo. Còn giá nhẫn cưới bạch kim lại rất đắt, có khi đắt gấp đôi 1 chiếc nhẫn 18K với kiểu dáng và kích thước tương tự. Thêm vào đó, nếu không cần thiết hoặc điều kiện kinh tế không cho phép thì cũng không nên đính quá những viên đá quý trên nhẫn mà thay váo đó bạn có thể lựa chọn đính pha lê để có giá nhẫn cưới rẻ hơn.

>>> Xem thêm: 18 chiếc nhẫn đính hôn tuyệt đẹp

Kiểu dáng nhẫn cưới đẹp

Các cặp đôi nên tránh chọn những chiếc nhẫn được thiết kế cầu kỳ vì có thể chiếc nhẫn sẽ rất đẹp trong thời điểm đó những về sau sẽ nhanh chóng bị lỗi mốt, chưa kể việc nới nhẫn trong trường hợp không đeo vừa cũng sẽ khó khăn hơn. Hãy chọn những kiểu nhẫn đơn giản, vừa tiết kiệm chi phí mà vừa dễ tạo được sự đồng nhất tối đa cho nhẫn cô dâu và nhân chú rể.

>>> Xem thêm: Cách đo size nhẫn cưới và nhẫn đính hôn

Thương hiệu nhẫn cưới đẹp

Cặp đôi nên tham khảo lựa chọn thương hiệu nhẫn cưới đẹp, uy tín để đảm bảo chất lượng cho món đồ quan trọng này. Nếu vợ chồng có điều kiện về kinh tế thì cũng có thể lựa chọn những mẫu nhẫn từ các hãng trang sức nước ngoài với mẫu mã vô cùng đa dạng. Còn nếu cô dâu chú rể muốn tiết kiệm thì nên lựa chọn những cửa hàng vừa và nhỏ để chọn nhưng cũng đừng quên chú ý đến chế độ bảo hành. Bạn nên tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè đã từng kết hôn để có thể lựa chọn được nơi đúng đắn nhất.

>>> Những thương hiệu nhẫn cưới nổi tiếng:

Nhẫn cưới PNJ

Nhẫn cưới Doji

Nhẫn cưới Pandora

Những kiêng kỵ trong việc đeo nhẫn cưới

Kiêng kỵ khi đeo nhẫn cưới

Theo những quan niệm dân gian của ông bà xưa để lại thì khi đeo nhẫn cưới, các cặp đôi cũng cần tránh một số việc để có thể giữ gìn hạnh phúc gia đình một cách trọn vẹn nhất.

Không nên đeo nhẫn cưới trước khi lễ cưới diễn ra

Thường thì các cặp đôi sẽ mua nhẫn trước ngày cưới từ 2 thán, 6 tháng hay thậm chí là 1 năm và cũng không ít cặp đôi vừa mua nhẫn xong là lại đeo ngay. Việc này là không nên, vì theo quan niêm xưa, việc đeo nhẫn cưới trước khi diễn ra lễ cưới sẽ gây xáo trộn trong gia đình và có thể khiến hôn nhân không bền vững.

Không nên đeo nhẫn cưới vào ngón khác ngón áp út

Theo truyền thống của hầu hết các nước trên thế giới thì ngón để đeo nhẫn cưới phải là ngón áp út. Ngón áp út mang rất nhiều ý nghĩa trong tình yêu và giúp sự gắn kết giữa hai người thêm bền chặt cho nên bạn chọn đeo nhẫn ở ngón khác thay cho ngón áp út sẽ không thể có được những hạnh phúc trọn vẹn đó.

Không nên đeo nhẫn cưới khác nhau

Hiện nay có rất nhiều các cặp đôi cho rằng việc đeo nhẫn cưới đẹp là đủ chứ không cần nhất thiết phải giống nhau. Nhưng theo quan niệm xưa thì việc này sẽ mang đến những ý nghĩa không tốt vì nhẫn cưới giống nhau tượng trưng cho sự thống nhất, tâm đầu ý hợp giữa hai vợ chồng. Nếu nhẫn cưới hoàn toàn khác nhau sẽ khiến vợ chồng dễ hiểu lầm và xảy ra mâu thuẫn.

Tránh làm mất, bán hoặc không đeo nhẫn cưới

Nhẫn cưới chính là sự thể hiện cho mối gắn kết giữa người đàn ông và người phụ nữ. Khi cả hai cùng đeo nhẫn thì đó chính là sự ràng buộc cùng nhau đến suốt kiếp. Nếu nhẫn không còn vừa thì bạn vẫn có thể nới nhẫn chứ tuyệt đối không nên bán đi hoặc làm mất. Ngoài ra, việc đeo nhẫn cưới nhằm “đánh dấu” về việc đã có gia đình, đã mang trên vai những trách nhiệm trọng việc vun vén và xây đắp cho tương lai.

Trên đây là những thông tin về nguồn gốc, ý nghĩa của nhẫn cưới cũng như cách lựa chọn nhẫn cưới đẹp trong bộ trang sức cưới phù hợp dành cho các cặp đôi. Marry mong rằng những lưu ý nhỏ này sẽ giúp cô dâu chú rể có thêm kinh nghiệm trong việc chọn nhẫn cũng như trong việc tổ chức đám cưới trong tương lai.

Mua nhẫn cưới theo khu vực của bạn

Top nhẫn cưới tại Tp Hồ Chí Minh

Top nhẫn cưới tại Hà Nội

Top nhẫn cưới tại Đà Nẵng

Top nhẫn cưới tại Cần Thơ