Thanh toán

20 sai lầm thường gặp khiến cô dâu khó xử về sau

Đăng bởi Marry Doe - 10/09/2018   |   Lượt xem: 1259

Chọn trang sức trước khi mua váy cưới, lên kế hoạch cưới một mình… sẽ khiến ngày đại hỷ của tân lang tân nương thiếu trọn vẹn.

Trước đám cưới  1. Quá nhiều người tham gia chỉ đạo, sắp xếp đám cưới Điều này xảy ra do bạn đã không trò chuyện và thiết lập ranh giới, các nhiệm vụ cụ thể mà cha mẹ có thể làm trong đám cưới. Để tránh sự việc đau đầu này, hãy thảo luận thẳng thắn với phụ huynh hai bên từ những ngày đầu lập kế hoạch cưới. 2. Mua phụ kiện trước khi mua trang phục cưới Chỉ vì quá phấn khích và mong chờ tới đám cưới, nhiều cô dâu đã mua trang sức, phụ kiện tóc trước khi mua áo cưới. Những ngày tiếp theo, họ mới chọn váy cưới. Sau đó, chuyện không hay xảy đến, các phụ kiện đã mua từ trước hoàn toàn không phù hợp với váy cưới. Trang phục nên là trung tâm của mọi sự chú ý và các phụ kiện cần tôn lên vẻ đẹp của chiếc váy chứ không phải theo hướng ngược lại. 3. Quyết định vội vàng Sau khi tham khảo một tiệm váy cưới, bạn đã quyết định chọn ngay một chiếc cho ngày trọng đại. Hãy tham khảo thêm ít nhất hai tiệm để có lựa chọn đúng đắn hơn cả. Váy có màu sắc sặc sỡ đang dần phổ biến trong ngày cưới nên hãy thử nếu bạn có cơ hội. 4. Không để chồng cùng lên kế hoạch cưới  Sai lầm này diễn ra phổ biến và là lý do khiến rất nhiều cô dâu gặp căng thẳng trước ngày cưới. Đây là ngày hỷ của cả hai bạn. Vì thế hãy để anh ấy được chuẩn bị cho đám cưới của chính mình, bao gồm việc chọn bộ suit, đồ uống và kế hoạch trăng mật. 5. Không đặt lịch với nhà hàng/sảnh tiệc Bạn tìm được nhà hàng/sảnh tiệc ưng ý. Bạn bắt đầu chọn ngày cưới, tìm mua váy, nhẫn... và muốn tất cả mọi thứ đi vào ổn định, sau đó mới đặt lịch với nhà hàng, sảnh tiệc. Điều này dẫn đến việc địa điểm này có thể đã kín chỗ. Vì thế, việc chọn ngày, giờ và đặt tiền cọc với sảnh tiệc phải diễn ra từ những giây phút đầu khi lên kế hoạch cưới. 6. Không làm móng tay  Bàn tay của bạn sẽ lên hình trong cả ngày dài, vì thế, đừng cắn móng tay và hãy nhớ chăm sóc, làm móng từ những ngày trước đó. 7. Không theo dõi tình hình thu chi đám cưới  Bạn nên theo dõi luồng tiền ra vào mọi lúc mọi nơi để đảm bảo không "vung tay quá trán". Một số ứng dụng có thể giúp bạn là sổ quản lý thu Misa hoặc Money Lover. 8. Tìm mua trang phục có kích thước nhỏ hơn thực tế Hãy vứt bỏ suy nghĩ mua váy cưới có kích thước nhỏ và cố gắng giảm cân trước ngày cưới. Đây là sai lầm khiến bạn phải chi trả nhiều hơn để sửa chữa trang phục. Trong ngày cưới 9. Không có đủ thời gian chuẩn bị vào buổi sáng Rất nhiều cô dâu đã đến tiệc cưới muộn chỉ vì chưa trang điểm xong. Hãy để thợ trang điểm cho bạn đầu tiên, sau đó mới là mẹ và phù dâu. Nhờ điều này, bạn sẽ có thêm thời gian để thực hiện các chỉnh sửa cần thiết trước giờ cử hành hôn lễ. 10. Làm đồ thủ công vào những phút cuối  Cố gắng hoàn thành nốt những đồ thủ công vào ngày cưới sẽ khiến bạn không còn thời gian, tâm trí cho những việc quan trọng hơn. Làm đồ thủ công là cách tuyệt vời để cá nhân hóa đám cưới, tiết kiệm ngân sách nhưng nó sẽ trở thành mối rủi ro nếu bạn không biết phân bổ thời gian hợp lý. 11. Không ăn vào ban ngày  Bạn sẽ không muốn bị ngất xỉu khi thực hiện các nghi lễ. Hãy chắc chắn rằng bạn đã có chút gì đó vào bụng khi bắt đầu ngày mới và hạn chế uống rượu. 12. Không nói lời chào với tất cả các vị khách  Bạn không cần phải dành hàng giờ đồng hồ để nói chuyện với các vị khách mà chỉ cần một lời chào ngắn gọn là đủ. Điều này sẽ để lại ấn tượng tốt về bạn trong mắt các vị khách. 13. Tạo dáng thiếu tự nhiên  Nếu bạn cho rằng những dáng mà nhiếp ảnh gia gợi ý không phù hợp với mình, hãy nói với họ. 14. Quên chụp ảnh với mẹ  Nếu bố là người dắt tay bạn vào lễ đường thì mẹ lại không có cơ hội ấy, vì thế hãy chụp ảnh với mẹ để lưu giữ khoảnh khắc đáng nhớ. 15. Quên đồ trang điểm  Đừng bao giờ quên son, phấn trong ngày cưới. Việc phải cử hành hôn lễ trong thời gian dài sẽ khiến lớp trang điểm của bạn bị lem hoặc phai, vì thế bạn phải thường xuyên dặm lại để có vẻ ngoài chỉn chủ. 16. Chăm chăm vào tiểu tiết  Trời mưa vào ngày cưới, các chi tiết trang trí không nằm ở vị trí mà bạn muốn... Thực tế là chẳng vị khách nào phàn nàn về những tiểu tiết nhỏ. Đừng tốn mồ hôi vào những thứ nhỏ nhặt và tập trung vào việc dành thời gian bên nửa kia. 17. Thời gian tiếp đón khách quá dài Nếu bạn ghi thiệp mời là 11h sẽ cử hành hôn lễ mà đến 12h bạn vẫn bận rộn tiếp khách, điều này sẽ khiến khách mời cảm thấy bồn chồn và buồn tẻ. Hãy lên kế hoạch cho các tiết mục giải trí, phục vụ đồ ăn, các trò chơi trong thời gian này để các vị khách có trải nghiệm vui vẻ, khó quên. 18. Đưa ra yêu cầu khắt khe về phương tiện truyền thông xã hội (hoặc buông lỏng) Bạn có muốn những hình ảnh từ đám cưới của bạn được phát tán trên mạng trước khi những bức ảnh chính thức được công bố không? Nếu có, hãy cho khách biết trước. Tương tự, nếu bạn muốn khách chia sẻ chuyện của mình với những người không thể đến dự tiệc cưới, hãy tạo hashtag # của riêng bạn để tất cả vị khách có thể đăng tải nội dung mà họ muốn. 19. Không dành suất ăn cho nhiếp ảnh gia, người quay phim Bạn nên dành chỗ để cho nhiếp ảnh gia, người quay phim trong tiệc cưới như một vị khách thông thường dù họ không nhận được thiệp mời. Điều này thể hiện sự tri ân của bạn tới những người đã đóng góp công sức để tiệc cưới trở nên hoàn hảo. 20. Không mang hành lý cho tuần trăng mật đến lễ cưới  Nếu bạn định đi trăng mật ngay sau khi tiệc cưới kết thúc, bạn sẽ cần ai đó mang hành lý của hai vợ chồng tới tiệc cưới. Hãy để phù rể, phù dâu hoặc cha mẹ giúp đỡ bạn.   Ngôi sao

Bình luận

Viết Đánh Giá

Chưa có bình luận nào