Đăng bởi Marry Doe - 16/12/2019 | Lượt xem: 1074
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm cao thứ hai dẫn đến tử vong trên toàn Thế Giới. Nếu phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung đang ở giai đoạn đầu thì có cơ hội điều trị thành công đến 92%.
Bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu là gì?
Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu (hay còn gọi là ung thư tử cung giai đoạn 1) là một căn bệnh phát triển khá chậm, nó thường xảy ra không hề đột ngột. Do đó, dấu hiệu của bệnh cũng không hề rõ rệt.
Khi chưa xuất hiện những tế bào ung thư thì lúc này những mô tại cổ tử cung đã bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt, những tế bào cũng dần hình thành. Điều này khiến cho tế bào tại tử cung gặp phải những biến đổi bất thường, những tổn thương rồi cuối cùng mới dẫn tới ung thư cổ tử cung.
Các chuyên gia cũng nhận định, hiện nay có khoảng 100 loại HPV khác nhau, trong đó có 70% là chủng 45, 31, 18,16 có thể gây ra bệnh ung thư cổ tử cung ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em phụ nữ.
Cứ khoảng 2 phút lại có 1 người phụ nữ tử vong vì mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Còn tại nước ta hiện nay, theo như ước tính thì có 100 nghìn nữ giới thì có khoảng 20 người bị ung thư cổ tử cung và 11 người không qua khỏi.
Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu
Ung thư cổ tử cung hầu hết là do người bệnh bị nhiễm HPV hoặc virus papillomavirus. Bệnh lây nhiễm qua các con đường khác nhau như đường máu, vết thương hở, dịch tiết, đường tình dục… Để nhận biết và chữa trị kịp thời, chị em cần lưu ý những dấu hiệu của bệnh.
-
Âm đạo bị xuất huyết bất thường: Phụ nữ mãn kinh nhiều năm, bỗng nhiên xuất huyết âm đạo không lý do, lượng máu ít và không kèm theo các triệu chứng đau bụng, đau lưng
-
Tiết dịch âm đạo nhiều: Lượng huyết trắng nhiều, thay đổi cả về tính chất, có mùi và kèm theo sự thay đổi trong màu sắc
-
Đau vùng chậu và lưng: Khi bệnh chuyển biến nặng hơn, cơn đau sẽ tiếp tục lan xuống chân và gây ra hiện tượng sưng phù ở hai chân
-
Chuột rút: Bỗng nhiên cảm thấy đau ở quanh vùng chậu hoặc bị chuột rút ngay cả trong những ngày không có kinh nguyệt
-
Bất thường trong tiểu tiện: Cơ thể rò rỉ nước tiểu ngay cả khi hắt hơi, vận động mạnh, lẫn máu trong nước tiểu, đau buốt khi tiểu tiện...
-
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Trễ kinh, kinh nguyệt kéo dài, máu hành kinh có màu đen sẫm...
Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Nếu phát hiện kịp thời và cách phòng tránh đúng sẽ ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh. Để phòng ngừa bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
-
Không quan hệ tình dục sớm: Việc quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên sẽ là nguyên nhân mắc một số vấn đề như nhiễm virus HPV, mắc một số bệnh về sinh sản, dễ dàng lây nhiễm bệnh…
-
Thực hiện tiêm vacxin HPV: Để tìm hiểu thêm về vai trò của việc tiêm phòng bạn có thể đọc bài viết tại đây.
-
Thực hiện việc cải thiện chất lượng sống: Việc bổ sung các chất dinh dưỡng là một việc cần thiết đối với mỗi chúng ta. Cụ thể như vitamin A, E, C, Canxi; nên ăn nhiều gừng, nghệ, trà xanh, chuối…, ăn nhiều trái cây giàu khoáng chất và vitamin.
-
Xây dựng một cuộc sống lành mạnh: Giữ mối quan hệ gia đình hạnh phúc, thường xuyên luyện tập thể thao, giữ vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ, không hút thuốc lá uống rượu bia, giữ tinh thần lạc quan yêu đời…
-
Thực hiện khám phụ khoa định kỳ: Việc khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp phát hiện nhanh chóng các bệnh về phụ nữ, đặc biệt là cổ tử cung.
Mong rằng những kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong việc phòng ngừa cũng như điều trị ung thư cổ tử cung. Nếu nhận thấy mình có những dấu hiệu hoặc nghi ngờ mình mắc ung thư cổ tử cung, bạn hãy liên hệ theo hotline 1900 1806 để được giải đáp. Hoặc đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để thăm khám.