Thanh toán

Bê tráp lễ hỏi - vì sao lại được lì xì

Đăng bởi Marry Doe - 25/07/2017   |   Lượt xem: 1453

Người xưa quan niệm con gái chưa lấy chồng không nên bưng quả, dễ mất duyên. Từ quan niệm này, người ta có tục gửi bao lì xì cho người bê mâm quả với ý nghĩa chia sẻ duyên lành từ cô dâu chú rể, như lời chúc hạnh phúc cho người nhận, một phần để giữ được duyên của mình và mau chóng tìm được người tâm đầu ý hợp

Những thủ tục cưới hỏi truyền thống ngày nay, dường như dần mất đi hoặc được tiến hành nhưng nhanh gọn, làm cho những người tham dự (những người trẻ) không hiểu được rõ những ý nghĩa của các thủ tục đó và thấy nó trở nên mất thời gian, rườm rà. Tuy nhiên nếu chịu khó tìm hiểu và cảm nhận ý nghĩa của những thủ tục đó sẽ hiểu hơn nét văn hóa rất riêng của người Việt xưa nay. Khi đó sẽ cảm nhận được sự thiêng liêng và ý nghĩa của những buổi tiệc cưới, lễ hỏi mà qua đó mới thấy sự trân trọng của người xưa đối với hôn nhân – chuyện hạnh phúc trọng đại đời người.   Phong tục trao lì xì cho người bê tráp – bê mâm quả Trong ngày lễ hỏi, theo phong tục truyền thống, họ nhà trai (chú rể, đàng trai và phụ rể) sẽ mang đồ lễ đến họ nhà gái. Đồ lễ thường được để trang trọng trong những mâm quả màu đỏ, bao gồm cau, rượu, chè, thuốc và bánh trái, một con gà trống hoặc nếu nhà nào khá giả thì có thêm một con lợn sữa quay. Những đồ lễ này thường được mặc định trong các lễ hỏi, có những nơi còn có cả bánh xu xê (hay còn gọi là bánh phu thê). Vào giờ tốt (đã được nhà trai nhà gái cùng đi coi) thì nhà trai sẽ canh giờ xuất hành để đến nhà gái đúng giờ. Sau đó đại diện nhà trai đến ngỏ lời xin phép được rước cô dâu rồi những anh chàng phụ rể bưng mâm quả sẽ xếp thành hàng, trao cho phụ dâu bên nhà gái. Tiếp theo sẽ cử hành những thủ tục theo nghi thức truyền thống.   Sau khi thực hiện đầy đủ lễ nghi cưới hỏi, trước khi đưa nàng dâu về lại nhà chồng, hai bên gia đình sẽ gửi lại cho đội phù dâu – phù rể những phong bao lì xì. Ý nghĩa của phong bao lì xì dành cho những người bê mâm quả Người xưa quan niệm con gái chưa lấy chồng không nên bê tráp lễ hỏi, dễ mất duyên. Từ quan niệm này, người ta có tục gửi bao lì xì cho người bê mâm quả (không phân biệt trai gái) với ý nghĩa chia sẻ duyên lành từ cô dâu chú rể, như lời chúc hạnh phúc cho người nhận, một phần để giữ được duyên của mình (với những cô gái chưa lấy chồng) và mau chóng tìm được người tâm đầu ý hợp.   Bên cạnh đó, vì lễ hỏi được xem như ngày vui của cô dâu chú rể nên còn được xem như một hành động chia vui cùng hạnh phúc lứa đôi trong ngày trọng đại. Số tiền nên để vào phong bao lì xì   Vì đây là một tục lệ mang ý nghĩa trao duyên nên việc tiền để trong phong bao lì xì là bao nhiêu không cần quá quan trọng. Tuy nhiên, số tiền nên là số chẵn theo quan niệm số chẵn mang ý nghĩa “cho có cặp có đôi”. Việc chuẩn bị này không bắt buộc phải là bên nhà trai hay nhà gái, mà hai nhà có thể cùng bàn bạc với nhau để cùng chuẩn bị hoặc thống nhất một bên sẽ chuẩn bị. (st)

Bình luận

Viết Đánh Giá
N
Khi mình cưới cũng không có lì xì cho mấy cô bạn bưng quả
M
Lì xì là văn hóa đẹp cần gìn giữ và lưu truyền
M
Cũng là chia niềm vui chung đôi với các bạn
M
Ngày trước mình cưới cũng không biết vụ lì xì lấy duyên này đâu nè, bạn bè vẫn vô tư lắm á.
Y
lúc trước thấy mọi người bảo là lì xì để cho đội bê tráp không bị mất duyên
Y
Lì xì mang ý nghĩa chia sẻ duyên lành từ cô dâu chú rể. Vậy mà nhiều người lại xem đó như điều bắt buộc phải có, không có không vui, ít cũng sẽ chê trách.
N
Giờ mới bít nè , hihi