Thanh toán

Bi hài chuyện cưới hai lần

Đăng bởi Marry Doe - 13/06/2014   |   Lượt xem: 813

Nghe qua có thể nhầm tưởng chuyện cô dâu, hay chú rể tái hôn. Nhưng thực chất đó là nghi lễ cưới diễn ra hai lần trong một đám cưới. Vài năm trở lại đây, hủ tục này đang trở nên khá phổ biến ở một số vùng quê Bắc bộ.

Xuất phát từ quan niệm xưa: con gái có tuổi nằm trong hàng Can: Đinh, Nhâm, Quý, Giáp phải "qua hai lần đò" nên để hóa giải số mệnh ấy nhiều nhà đã tổ chức cưới hai lần cho con. Lễ cưới lần một chỉ là hình thức nhằm xua đi những phần "kém duyên" của cô dâu, cũng như cầu mong những điều may mắn cho đôi vợ chồng trẻ, nên chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình, bạn bè thân của cô dâu, chú rể, không có khách khứa đến dự, không tổ chức đãi tiệc. Lễ cưới lần hai mới là thật, mới xênh xang xe pháo, hoa nhạc. Tuy nhiên, xung quanh việc cưới xin hai lần này đã nảy sinh không ít chuyện bi hài... Đón dâu lúc nửa đêm Về dự đám cưới cô bạn học ở Thái Bình, tôi khá bất ngờ khi nhà trai đến xin dâu vào lúc 0 giờ. Chẳng là cô bạn tôi tuổi Giáp Tý, khi đi xem tuổi, bị thầy phán "phải làm lễ hai lần". Lễ đầu được tiến hành trước lần cưới chính thức một ngày và nhà trai phải đón dâu lúc 0 giờ thì mới đẹp. Thôi thì "có thờ có thiêng, có kiêng có lành", hai gia đình đành nhất trí làm theo lời thầy đã nói. Đúng 0 giờ, nhà trai đón dâu về để đôi vợ chồng trẻ thắp hương làm lễ gia tiên. Sau đó, chờ đến khi họ hàng về hết, cô dâu phải tìm cách "trốn" về nhà bố mẹ đẻ và không quên bỏ lại một cái khăn. Theo sự sắp đặt sẵn, một chàng trai đã đứng ngay đầu ngõ để giả vờ cướp dâu. Thế là coi như cô dâu ấy đã trải qua một cuộc hôn nhân, và chuyện "đi hai lần đò" coi như được hóa giải. Cũng may là nhà cô bạn tôi cách nhà chú rể khoảng 1km, nên mọi việc diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ trong hai tiếng đồng hồ lúc... nửa đêm. Thông gia mặt nặng mày nhẹ Cũng cùng cảnh ngộ như thế nhưng trường hợp cưới hai lần của cô dâu Nguyễn Thị Huế (Bắc Ninh) và chú rể Vũ Quang Thạo thì không được xuôi chèo mát mái. Đám cưới "giả" được tổ chức trước một tuần. Theo ý bố mẹ chú rể, tối hôm ấy cô dâu phải ngủ lại nhà trai bởi dù chỉ cưới lấy may, nhưng cũng coi như đã là vợ chồng. Phía nhà gái thì không đồng ý, với lý do chưa thể "động phòng" vì như thế "con gái nhà chúng tôi mất giá"... Lời qua, tiếng lại không bên nào chịu bên nào, báo hại cô dâu khóc sưng cả mắt, còn hai bên thông gia mất hòa khí... Không đến nỗi "căng" như thế, nhưng chuyện ở lại nhà trai hay về nhà mẹ đẻ hôm cưới "giả" của chị Ngô Phương Linh (Xuân Trường, Nam Định) cũng khiến mẹ chồng phật ý. Số là, hôm ấy lẽ ra chị phải ở lại nhà trai ăn cơm xong mới được về, nhưng ở nhà chị, mấy người bạn trong đội bê tráp nhất định không chịu ăn cơm mẹ chị mời vì vắng cô dâu. Sau khi mặt nặng mày nhẹ mãi không có hiệu quả, chị phải nhờ mẹ đẻ nói khéo với mẹ chồng thì chị mới được về tiễn bạn. Và những tốn kém, mệt mỏi... Bà Nguyễn Thị Hiền (Quế Võ, Bắc Ninh), vừa lo xong đám cưới cho cậu con trai đầu 28 tuổi cho biết: "Cưới xin của con cái là chuyện hệ trọng cả đời, mình không thể xuề xòa được. Cưới hai lần chẳng thà tốn kém, mệt mỏi một chút, nhưng đỡ áy náy về sau". Nhưng ông Đỗ Văn Thành (Lương Sơn, Hòa Bình) lại cho rằng: "Chuẩn bị đám cưới cho con hai lần liền khiến tôi đổ bệnh ngay sau đó". Chẳng là, cậu con trai ông không hiểu đi xem ở đâu thầy bói nói là tuổi Nhâm Tuất của cô vợ tương lai phải cưới hai lần mới sống hạnh phúc được. Nhưng khổ nỗi nhà cô dâu lại ở tận Nghệ An, nên hai lần rước dâu trở thành cực hình với ông. Chị Trần Thị Trang (27 tuổi, Hà Nội) cũng cùng chung tâm sự ấy: "Mình không tin vào mấy chuyện mê tín ấy, nhưng nhà chồng nói tuổi mình phải cưới hai lần nếu không sẽ triệt đường con cái, hoặc vợ chồng bỏ nhau, rồi làm ăn gặp khó khăn... nên phải theo thôi. Chứ nói thật, cưới xong cả hai vợ chồng mệt nhoài, phải xin cơ quan nghỉ cả tháng mới lấy lại sức". Chẳng biết việc tổ chức lễ cưới hai lần có thực sự hóa giải được số mệnh cho những cặp đôi có cô dâu "không may" sinh nhằm tuổi mang hàng Can: "Đinh, Nhâm, Quý, Giáp" hay không, nhưng vợ chồng anh Vũ Quang Kiên (Gia Bình, Bắc Ninh) cưới nhau đã hai năm mà đến nay vẫn chưa có con. Mặc dù ngày ấy anh theo đúng lệ làm chú rể đến hai lần. Anh nói: "Mẹ tôi đi xem bói thầy bảo phải làm lễ đổi tuổi cho vợ thì mới mong có con nối dõi. Nhưng tôi quyết định đưa vợ đi khám bác sĩ chứ không "nghe mẹ" nữa".

Bình luận

Viết Đánh Giá
G
Nghe qua có thể nhầm tưởng chuyện cô dâu, hay chú rể tái hôn. Nhưng thực chất đó là nghi lễ cưới diễn ra hai lần trong một đám cưới. Vài năm trở lại đây, hủ tục này đang trở nên khá phổ biến ở một số vùng quê Bắc bộ đó ạ
D
Không thể tường tượng đc ^^
V
Bạn oi co len