Thanh toán

CÁC CẶP VỢ CHỒNG LIỆU CÓ NÊN KHÁM SÀNG LỌC TRƯỚC KHI SINH?

Đăng bởi Marry Doe - 16/12/2019   |   Lượt xem: 1214

Khám sàng lọc trước khi sinh là một việc làm rất cần thiết giúp đảm bảo sức khỏe, ngăn ngừa những dị tật bẩm sinh cho cả mẹ và bé.

Khám sàng lọc trước khi sinh là gì?

Khám sàng lọc trước khi sinh là các xét nghiệm dành cho phụ nữ mang thai để biết liệu thai nhi có thể mắc những dị tật liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể như là: Hội chứng Down, Edwards, Patau… Cụ thể, khám sàng lọc trước sinh bao gồm 2 giai đoạn là sàng lọc và chẩn đoán.

Kết quả hình ảnh cho KHÁM SÀNG LỌC TRƯỚC SINH

Khám sàng lọc trước khi sinh là các xét nghiệm dành cho phụ nữ mang thai

Việc hiểu biết về khám sàng lọc trước khi sinh của các bà mẹ là hết sức cần thiết, điều đó sẽ làm giảm và xác định được những nguy cơ sinh con bị dị tật. Đặc biệt, những bà mẹ có kết quả sàng lọc nguy cơ cao mới được yêu cầu thực hiện chẩn đoán bằng phương pháp xâm lấn như chọc ối, sinh thiết gai nhau.

Độ chính xác từ phương pháp này rất cao có thể đến 99%, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho mẹ thậm chí phát sinh dị tật ở thai nhi: Gây sảy thai, rò rỉ dịch ối, chảy máu âm đạo, thai bị thiếu chi…

Thời điểm nào mẹ cần phải sàng lọc trước khi sinh?

Thời điểm vào khoảng 3 tháng đầu thai kỳ sẽ là thời điểm rất quan trọng và thích hợp để tiến hành khám sàng lọc. Đây chính là thời gian hình thành thai nhi và cũng là thời điểm nhạy cảm nhất để ngăn ngừa các dấu hiệu dị tật ở thai nhi.

Kết quả hình ảnh cho KHÁM SÀNG LỌC TRƯỚC SINH

Thời điểm vào khoảng 3 tháng đầu thai kỳ sẽ là thời điểm rất quan trọng và thích hợp để tiến hành khám sàng lọc

Các xét nghiệm bao gồm 3 bước: Khám thai – Siêu âm; Các test sàng lọc; Chọc dịch ối làm xét nghiệm….Từ đó giúp gia đình và các mẹ đón đầu những điều tốt đẹp nhất đối với con yêu.

Tại sao cần phải khám sàng lọc trước khi sinh?

Theo thống kê từ Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á – Thái Bình Dương thì ở Việt Nam, cứ 5 triệu người khuyết tật thì có đến 34.2% người bị dị tật bẩm sinh. Số lượng này chiếm khoảng 2-3% trẻ sơ sinh trên cả nước. Trẻ bị dị tật bẩm sinh thường mắc một trong số những biểu hiện như: khiếm khuyết cơ quan hoặc bộ phận nào ở trên cơ thể, hội chứng down, chậm phát triển,...

Những con số trên thể hiện một thực trạng đáng buồn hiện nay, điều đó làm các bà mẹ luôn luôn lo sợ về tình trạng thai nhi. Liệu khám sàng lọc trước khi sinh có làm cải thiện được tình trạng này trong khi nguyên nhân trực tiếp khiến thai nhi bị dị tật ngay khi trong bụng mẹ có thể là sự ô nhiễm môi trường, sự độc hại của các loại thực phẩm tràn lan trên thị trường càng lên cao hay những tác động tiêu cực của nhiều loại trang thiết bị điện tử trong môi trường làm việc…Thậm chí là sức khỏe sinh sản và trạng thái tâm lý của mẹ.

Chính vì thế khám sàng lọc trước khi sinh sẽ giúp các bà mẹ và các bác sĩ phát hiện được những dị tật xuất hiện ở trẻ một cách sớm nhất để có những phương án xử lý hiệu quả. 

Các quy trình xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh như thế nào? Nó có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé không? Đó luôn là những điều băn khoăn của các bà mẹ trước thềm khám sàng lọc trước khi sinh.

Quy trình xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh như thế nào?

Việc xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh không gây tổn hại gì đến thai nhi cũng như tình trạng sức khỏe của bà bầu. Để kết quả xét nghiệm sàng lọc chính xác và toàn diện, các mẹ sẽ phải trải qua quy trình khám tổng thể, siêu âm và tiến hành các test sàng lọc…

Khám lâm sàng

Khám sàng lọc trước sinh là sự thăm khám có giá trị đánh giá những nguy cơ tiềm ẩn đối với thai nhi. Để có được sự chẩn đoán chính xác nhất đối với thai nhi, các bác sĩ cần nhờ đến hệ thống thiết bị chuyên nghiệp để theo dõi và kết luận chắc chắn về sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Siêu âm 

Vào tuần thứ 12, 22 và 32 sẽ là thời thời điểm cần thiết nhất để tiến hành siêu âm thai, theo dõi về hình dáng và sự bất thường của thai nhi. Khi thai nhi vào tuần thứ 11 – 13, các bác sĩ sẽ siêu âm để đo độ mờ sau gáy nhằm sàng lọc một số dị biến về nhiễm sắc thể gây bệnh Down, dị dạng tim, tay chân,…Sau tuần  thứ 14 chỉ số này không được chính xác nữa.

Xét nghiệm Double test

Xét nghiệm này giúp phát hiện các nguy cơ trẻ sẽ bị mắc một vài hội chứng như Down, Edwards, Patau,..bằng cách các mẹ chỉ cần lấy máu, khoảng 5-7 ngày là sẽ có kết quả.

Xét nghiệm Triple test 

Trong một số trường hợp chưa chắc chắn thai nhi có bệnh hay không, hoặc có trường hợp bà bầu quên không tiến hành Double test, các bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ tiến hành xét nghiệm Triple test. Thường được thực hiện từ 14 đến 22 tuần tuổi.

Chọc dò ối 

Đây là phương pháp cho ra kết quả chính xác nhất, có thể phát hiện hơn 99% các dị tật bẩm sinh, dị tật nhiễm sắc thể và hội chứng Down.Chọc ối được áp dụng nếu hai phương pháp trên cho kết quả dương tính. Khi siêu âm thấy thai nhi có bất thường như vô sọ, nứt đốt sống.

Xét nghiệm sàng lọc trước sinh là một giải pháp giúp các mẹ hạn chế tối đa, và ngăn ngừa những dấu hiệu không tốt ở thai nhi. Tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông việc sàng lọc trước khi sinh luôn có độ chính xác cao cùng với trang thiết bị hiện đại hiện nay được nhập khẩu từ các nước phát triển trên thế giới. Bên cạnh đó, với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao cùng nhiều năm kinh nghiệm thì việc xét nghiệm sàng lọc trước sinh chắc chắn chính xác cao

Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề sàng lọc trước sinh, xin vui lòng để lại địa chỉ dưới bài viết hoặc liên hệ với số 19001806 để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn.

Bình luận

Viết Đánh Giá

Chưa có bình luận nào