Thanh toán

Các nàng đang phân vân “Bao giờ lấy chồng?”, hãy làm bài test nhỏ dưới đây để có ngay câu trả lời nhé!

Đăng bởi Marry Doe - 04/10/2020   |   Lượt xem: 3774
Bài chia sẻ không cho bạn một câu trả lời cụ thể cho câu hỏi “Bao giờ lấy chồng”, chỉ cho bạn cách để hiểu rõ chính bản thân mình và đối phương trong trường hợp hai bạn đang bị thúc ép kết hôn.
Mặc dù xã hội ngày càng hiện đại và cởi mở, nhưng những câu hỏi như “Bao giờ lấy chồng”, "Bao giờ mới lập gia đình?" hay "Bao giờ mới cho ba mẹ bế cháu?" vẫn luôn làm phiền lòng các cô nàng và các anh chàng đang đến tuỏi dựng vợ gả chồng . Người ngoài cuộc thì buông câu hỏi nhẹ như không, nhưng đâu biết rằng người nhận được nó có trăm ngàn lo nghĩ.
Đặc biệt cứ mỗi dịp tụ họp gia đình, nhất là vào dip Tết, là câu hỏi "Bao giờ lấy chồng?" lại trỗi dậy mạnh mẽ. Có một cây viết khá quen thuộc với chúng ta, đang là Giám đốc kinh doanh và đối ngoại của SohaGame trực thuộc VCCorp, tên là Hà Trung Hiếu đã có bài viết chia sẻ về chủ đề này khiến người đọc cảm thấy thấm thía. Anh không bày cách phải đối đáp thế nào cho thật xéo xắt trước loạt câu hỏi khó của họ hàng, cũng không cổ xuý lối sống độc thân tự do hay vẽ ra những mộng tưởng hôn nhân mà anh đã kể câu chuyện của chính chị gái mình – một người thường xuyê nhận đươc câu hỏi “Bao giờ lấy chồng” và tiếp đến anh đưa ra một check list khá thú vị như một bài tập nhỏ về hôn nhân dành cho các bạn trẻ. Saostar - Tin tức sao showbiz Việt Nam và quốc tế mới nhất marry khi làm xong bài tập nhỏ này, bạn sẽ tìm được câu trả lời cho chính mình, rằng bản thân đã đủ kiến thức lẫn kinh nghiệm để kết hôn hay chưa. Cho dù bạn tìm được câu trả lời như thế nào đi chăng nữa thì nó cũng giúp bạn không còn phân vân và khó xử nữa. Vì bạn biết đấy, chúng ta thường hay lo sợ và rối bời trước những điều chúng ta không hiểu rõ. Vậy thì, hãy cùng nhau nói ra nỗi sợ của mình và giải quyết từng cái một nhé!

Dưới đây là bài chia sẻ của Hà Trung Hiếu :

Tôi có người chị gái, tuổi tròn 33, ở Anh 8 năm, sương gió dày dạn xông pha khắp quả địa cầu, bỗng một ngày bẽn lẽn về Việt Nam sinh sống. Tết năm đầu tiên, ngập mồm bánh chưng, giò thủ và câu hỏi “Bao giờ thì cưới” dài hơn câu đối ngày Tết. Chị không sợ trời không sợ đất, bỗng một ngày về Việt Nam thì sợ miệng lưỡi họ hàng. Năm kia chị đã có bồ, bồ cưng chị, chị cưng bồ, ngẫm đi ngẫm lại chắc là cưới được. Nhưng chị vẫn không thể tự tin trả lời câu hỏi cho chính chị: “Bao giờ thì cưới được?”. Câu hỏi chị phải tự trả lời, bằng chính sự tự tin và lý trí của chị, không phải do xã hội ước chừng dựa trên tháng năm giấy khai sinh, càng không phải do bố mẹ bảo, hay do ông thầy bói bấm đốt ngón tay. Người ngoài nói, chị coi như gió thoảng. Chị không sẵn sàng! Hết sức không sẵn sàng, sự không sẵn sàng khiến chị run rẩy trước ý tưởng đám cưới và gia đình, như đứa học sinh chưa học bài cũ đã bị gọi lên bảng kiểm tra miệng. Chị giống như nhiều cô bạn gái, anh bạn trai tôi biết, bỗng một ngày được dắt vào một cái đám cưới khi mặt cứ nghệt ra, chẳng hiểu mình đang làm gì, đang ở đâu và mơ hồ về điều gì sẽ chờ đợi mình sau cái đám cưới này, hay trọng trách về vai trò trong một gia đình mới. Chỉ có người lớn là vui, vì tưởng như hoàn thành trách nhiệm của họ. Chị thì khác, sống độc lập từ nhỏ, trách nhiệm với hạnh phúc bản thân, thì chị không thể lấy niềm vui hoàn thành nghĩa vụ của bố mẹ thành niềm vui của mình được. Chị trì hoãn 1 năm không cưới, vì không tìm ra câu trả lời. ~ Trà chiều ở Park Hyatt, trà thơm đưa miệng, tôi bảo chị ngồi gọi tên nỗi lo sợ, gọi đúng tên, nỗi sợ sẽ tự biến mất, một liệu pháp tâm lý tôi vẫn áp dụng. Đào sâu trong hỗn độn cảm xúc của mình, tìm ra nguyên gốc của nỗi sợ, miêu tả nó, gọi tên chính xác nó, tự sẽ tiêu tan. Sau 1 giờ nghĩ về wedding và marriage crisis (hôn nhân và khủng hoảng hôn nhân) một cách nghiêm túc, 2 nỗi sợ và thiếu tự tin của chị được gọi tên: 1. Hình mẫu tiêu chuẩn – theo quan niệm của chị về hình mẫu người vợ -người mẹ của gia đình, sẽ phải giống như mẹ chị: với tất cả sự nền nếp, khoan dung, tề gia nội trợ, nuôi chồng chăm con, mềm mỏng hoà nhã. Chị soi gương cả ngày cũng không giống chút nào mô hình người mẹ, người vợ chị thấy xung quanh, và điều đó khiến chị không nghĩ mình làm tốt. Việc làm tốt được đánh giá là thay đổi con người cũ của bản thân, cắt thân cho khít với khuôn mẫu tiêu chuẩn. Những tiệc tùng, hàng hiệu, du lịch, xông pha dấn thân trong sự nghiệp bị một dấu trừ to lớn ở khuôn mẫu này. Buồn cười chưa, hình tượng theo đuổi và tự hào nhiều năm trời, đánh giá sự thành công và hạnh phúc của tuổi trẻ người phụ nữ, giờ lắp vào vai trò gia đình kiểu gì cũng thấy vênh. Phủ định những giá trị đó xong, đâu còn là người chị gái fabulous tôi từng biết? (nói đến đây, tôi thấy văng vẳng từ cõi xa xôi, giọng một bà già đạo đức nào đó đang rú lên “hãy vì đức hy sinh!”, bye bà!) Tự tin vào bản thân và yêu mến con người của mình chính ngày hôm nay, chị không muốn phủ định chính mình để bước vào vai trò mới. Điều đó làm chị chần chừ trước quyết định hôn nhân. Tôi chỉ bảo chị thế này: “Có 3 tỷ phụ nữ trên Trái đất là 3 tỷ tính cách, 3 tỷ cách làm vợ làm mẹ trong một gia đình. Họ sẽ làm theo cách tốt nhất, phù hợp nhất với tính cách họ có. Họ có thể không kết hôn, hoặc kết hôn nhưng không bao giờ có con như Cameron Diaz (từng là một trong những nữ diễn viên hot nhất Hollywood, cho đến ngoài 40 tuổi, Cameron vẫn là cô nàng độc thân sexy chưa màng đến hôn nhân, con cái. Nhưng sau khi gặp được người chồng kém 7 tuổi hiện tại, cô đã chính thức “biến mất” hoàn toàn, theo chồng bỏ cuộc chơi) đấy là lựa chọn của riêng họ. Fabulous (tuyệt vời) như chị, đừng làm mẹ làm vợ theo cách tầm thường, hãy là bà mẹ bà vợ fabulous, ok?” Xong, chị cười như nắng! Hôn nhân không phải lựa chọn của hy sinh hay khước từ con người mình. 2. Làm sao biết khi nào mình sẵn sàng? Bôn ba bốn bể không sợ, nhưng về gói chân trong 100 mét vuông nhà thì lại nghĩ không biết mình có làm được không? Luôn có 1 cái gì đó sai trong 100 cái đúng về cuộc hôn nhân này là việc chị sợ, sai người sai thời điểm, cứ vừa đúng vừa sai, lại có cái gì không khít, sợ là mọi thứ sẽ đổ bể hết cả. Chị chưa chồng, tôi cũng chưa bồ, ngồi làm ra một bài kiểm tra nhập môn Kỹ năng-làm vợ-làm mẹ-làm chồng. Tự chấm xem mình được mấy điểm, mình sẵn sàng chưa? – Nếu hai người xảy ra xung đột, hai người sẽ giải quyết như thế nào? – Nếu không thể đi tới ý kiến chung, giải pháp sẽ ra sao? – Quan điểm về con cái, không gian cá nhân sau khi cưới, những phạm trù cấm kỵ khác – Kỹ năng giao tiếp và thảo luận – Kỹ năng quản lý tài chính – Bạn biết cách hâm nóng mối quan hệ và tạo nên sự hứng khởi? – Nếu 1 trong 2 người nghiện ngập, phát hiện ngoại tình, cờ bạc sẽ xử lý ra sao, trao đổi với nhau ra sao? – Hai người sẵn sàng thay đổi vì nhau không? Mức độ và phạm trù nào có thể thay đổi để hòa hợp? Và một cách hiệu quả không ngờ, bằng việc gạch đầu dòng ra những thứ mình cần chuẩn bị, cần học, không chỉ một mình mà cùng với người kia, như một sự chuẩn bị cho cả hai. Những kỹ năng để sẵn sàng cho một lối sống với roomate mới, khác hẳn cuộc sống độc thân, chỉ thế thôi, khiến chị tự tin và thấy mình sẵn sàng hơn rất nhiều. Bảng check list ở đây không đảm bảo cho một cuộc hôn nhân êm ấm, nhưng nó là cách tự kiểm tra bản thân theo cách khách quan nhất xem mình đã sẵn sàng về kỹ năng và tâm thế cho một gia đình chưa. Có những người bản lĩnh, tự tin nói rằng “cứ cưới rồi sẽ tự biết, sẽ học được”, nhưng nếu cưới rồi vẫn không thể học, hoặc 1 trong 2 người không muốn học và thay đổi, hoặc không thể hoà hợp thì sao? Tôi thấy sự tự tin lúc này có chút dại dột, nhắm mắt bước bừa. Các cụ ngày xưa có câu: Thân em như hạt mưa sa – Hạt vào đài các, hạt ra bãi mìn! em thấy là đều do mình khôn hay ngu mà ra cả. Năm 2018 rồi, kết hôn mà không chuẩn bị kỹ năng, như nhắm mắt mà mua bitcoin, chỉ muốn xây xẩm mặt mày. Câu trả lời cho câu hỏi “Bao giờ thì cưới?” không phải là tuổi tác hay tài chính, hay cái thai trong bụng do quan hệ bất cẩn, hay khát khao cắt bom của bố, của mẹ, của dì cô hàng xóm. Nó được trả lời bằng chính kỹ-năng được chuẩn bị bởi 2 người trong cuộc. Đến đi làm, người ta còn đòi hỏi tối thiểu 4 năm đại học, 2-3 năm kinh nghiệm mới làm tốt được một việc. Vậy bạn nghĩ, một thứ phức tạp như yêu-nhau và hôn nhân, người ta có cần kinh nghiệm và kỹ năng không? Nhắm mắt mà cưới, cưới về tự-học, tự-nhường-nhịn với nhau và mong chờ nó sẽ tự-ổn là mơ ước viển vông nhất của thế kỷ này! Làm test xong, mặt chị tươi rói nhìn lên hỏi Hiếu: “Em thấy mình sẵn sàng chưa?”, Hiếu mỉm cười nụ cười rạng rỡ nói rằng: Mỗi xuân hoa đào nở lại thấy họ hàng già mặc áo nhung sang trọng sang nhà em hỏi dòm: “Bao giờ thì cưới?” Câu chốt, muốn cưới được thì phải có bồ trước đã. Xem thêm: 7 việc trước khi lấy chồng mà cô gái nào cũng nhất định phải thử để có một thanh xuân trọn vẹn

Bình luận

Viết Đánh Giá

Chưa có bình luận nào