Đăng bởi Marry Doe - 14/12/2019 | Lượt xem: 1419
Muốn con yêu chào đời khỏe mạnh và phát triển tốt là điều người làm cha làm mẹ nào cũng mong muốn. Em bé phát triển khỏe mạnh được phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chăm sóc khi còn nằm trong bụng mẹ - “Nên chăm sóc mẹ bầu như thế nào trong quá trình thai sản” là câu hỏi được nhiều ông bố bà mẹ đặt ra.
Chế độ dinh dưỡng cho các mẹ trong quá trình thai sản?
Các thực phẩm ăn khi mang thai sẽ có tác động trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự tăng trưởng của bé vì vậy một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp cả mẹ và bé có đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh.
Chế độ ăn uống trong quá trình thai sản có vai trò quan trọng quyết định đối với sự phát triển của thai nhi
Trong quá trình mang thai các mẹ bầu có thể bổ sung tăng cường một số chất sau để đảm bảo thức ăn có lượng dinh dưỡng cao:
-
Chất sắt
-
Canxi
-
Chất đạm
-
Vitamin và khoáng chất
-
Chất xơ
-
I - ốt
-
Chất lỏng
Khi mang thai nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ cũng phải cao hơn so với các thời điểm khác, vì vậy việc bổ sung các chất dinh dưỡng là vô cùng cần thiết để đảm bảo cả mẹ và bé được khỏe mạnh.
Cách thức ăn uống cho mẹ bầu trong quá trình mang thai
Các mẹ hãy ăn những thứ bổ dưỡng, đồ ăn tự nấu thường tốt hơn đồ mua sẵn.
Phụ nữ khi mang thai có nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn trước khi có thai
Ăn uống là yếu tố quan trọng giúp bạn tạo cân bằng trong cuộc sống hay đơn giản đó chính là niềm vui. Bởi vậy, nếu các mẹ đang muốn ăn thứ gì đó thì hãy cứ ăn một chút, đừng làm hỏng sự ngon miệng vì cảm giác tội lỗi rằng bạn đang ăn những đồ ăn không tốt cho con.
Chế độ vận động và nghỉ ngơi cho bà bầu
Mang thai và sinh con là một thiên chức lớn lao, là niềm hạnh phúc của mỗi người phụ nữ. Trong suốt thời gian 9 tháng 10 ngày này, các bà mẹ luôn phải chú ý về cả dinh dưỡng và sức khỏe để đảm bảo đến ngày sinh được “mẹ tròn con vuông”. Ngoài việc ăn uống đủ chất, mẹ còn cần phải quan tâm đến chế độ lao động và nghỉ ngơi sao cho hợp lý để cân bằng cuộc sống trong khoảng thời gian này.
Vận động
Vận động khi mang thai cũng mang lại những lợi ích nhất định cho em bé. Thường xuyên tập luyện thể dụng, đi bộ đúng cách sẽ ngăn ngừa nguy cơ phát triển tiểu đường trong thai kỳ, làm giảm chứng đau lưng khi mang thai, giảm nguy cơ táo bón, tăng năng lượng cho cơ thể.
Các mẹ bầu nên giữ vững chế độ tập luyện an toàn, tránh những môn thể thao mạnh, ngoài ra các mẹ có thể tập yoga, tùy theo từng giai đoạn của thai kỳ mà yoga có thể giúp mẹ bầu có được được dẻo dai, khỏe mạnh trong khoảng thời gian mang thai và sẵn sàng cho hành trình vượt cạn.
Yoga giúp mẹ bầu dẻo dai cơ bắp, di chuyển nhẹ nhàng, mềm mại bởi các khớp và cơ được vận động trong quá trình thai sản
Nghỉ ngơi
Cơ thể khi mang thai thường sẽ gặp một số vấn đề gây khó chịu cho người mẹ, nghỉ ngơi là điều cần thiết để cân bằng cuộc sống trong khoảng thời gian này. Người mẹ cần được nghỉ ngơi, thư giãn để tránh quá sức trong quá trình làm việc và hãy cố gắng luôn giữ tinh thần thoải mái.
Khi gần đến ngày dự sinh, các mẹ nên sắp xếp công việc để có thể nghỉ làm ít nhất bốn tuần lễ trước khi sinh. Thai nhi phát triển và tăng cân khá nhanh trong những tháng cuối cùng vì vậy đòi hỏi mẹ càng phải chú ý tới ăn uống và những hoạt động của mình. Không nên “cố” vì vừa có hại cho thai nhi vừa không đảm bảo an toàn khi xảy ra cuộc chuyển dạ bất ngờ.
Chế độ chăm sóc phụ nữ mang thai
Khi có thai, cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc, tiêm chủng, chiếu chụp điện vì rất dễ gây rối loạn phát triển thai. Một số thuốc nội tiết, an thần có thể gây sảy thai, thai chết, rối loạn phát triển của thai hoặc bị bệnh sau khi đẻ vì vậy khi cần dùng thuốc phải hỏi ý kiến bác sĩ.
Ngoài ra để chăm sóc bà bầu một cách tốt nhất nên khám thai định kỳ và có các xét nghiệm cần làm như sau:
-
Khám thai mỗi 2 tuần một lần từ tuần thứ 30, mỗi tuần một lần từ tuần thứ 36.
-
Cần phải cân, đo huyết áp, theo dõi phù chân mỗi lần khám thai, ghi nhận cử động thai.
-
Thử nước tiểu mỗi lần khám thai để kịp thời phát hiện sớm bệnh lý tiền sản giật và những biến chứng.
-
Siêu âm để đánh giá sự phát triển của thai, bất thường thai nhi, lượng nước ối, xác định vị trí bánh nhau, độ trưởng thành bánh nhau. Bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm khi khám thai phát hiện bất thường.
-
Thai phụ sẽ được đo biểu đồ tim thai, cơn gò sau khi thai được 35 tuần trở đi, đặc biệt ở những thai kỳ nguy cơ cao như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, dọa sinh non hoặc chuyển dạ sinh non.
-
Xét nghiệm máu tầm soát bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, viêm gan siêu vi B, giang mai nếu chưa làm hoặc có nguy cơ cao.
Khoa Phụ Sản của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là nơi đã được rất nhiều mẹ bầu tin tưởng lựa chọn làm nơi khám, xét nghiệm và sinh nở tại đây bởi các gói dịch vụ trọn gói chăm sóc và ưu đãi đặc biệt cho các mẹ ngay từ khi mang thai cho đến khi sinh nở. Nếu có bất kì câu hỏi nào hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline 1900 1806 để được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn.
THAI SẢN TRỌN GÓI
Chi tiết bảng giá (chưa ưu đãi) xem tại đây: https://benhvienphuongdong.vn/dich_vu/thai-san-tron-goi/
?? Tham gia Group Hội mẹ bầu Bệnh viện Phương Đông: https://www.facebook.com/groups/hoimebaubvpd/ để cập nhật những chương trình ưu đãi sớm nhất!