Thanh toán

Cách khắc phục chứng táo bón cho mẹ bầu

Đăng bởi Marry Doe - 31/12/2019   |   Lượt xem: 1125

Bà bầu bị táo bón có nên rặn và rặn nhiều có dễ bị sảy thai? Vấn đề táo bón thai kỳ này luôn được quan tâm vì ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Chứng táo bón thai kỳ là gì?

Trong thời kỳ mang thai do rối loạn chức năng đường ruột nên nhiều mẹ bầu thường mắc phải chứng táo bón. Những mẹ bầu khi mang thai bị táo bón rất dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai.

Bị táo bón khi mang thai, bà bầu đi vệ sinh phải dùng lực nên dễ sẩy thai. Hơn nữa, các chất độc (như phenol, amoniac, indol…trong chất thải) bị tích tụ lâu trong ruột.

Sau đó nó bị hấp thụ vào máu và lan truyền khắp cơ thể, dẫn tới tình trạng nhiễm độc mãn tính, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi.

Mang thai bao lâu thì bị táo bón?

Táo bón thường gặp vào 3 tháng đầu cũng như 3 tháng cuối khi mang thai. Đây là một trong những triệu chứng mang thai gây khó chịu nhất.

Nếu thắc mắc bà bầu bị táo bón có nên rặn thì mẹ nên quên việc này đi. Chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống và lối sống là có thể giúp giải quyết táo bón một cách hiệu quả.

Bà bầu bị táo bón có ảnh hưởng gì không?

Không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của chị em bầu mà bệnh táo bón khi mang thai còn khiến thai phụ luôn cảm thấy đầy bụng, khó chịu, dẫn đến tâm lý chán ăn. Từ đó khiến cho mẹ và bé không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết.

Bên cạnh đó, việc các chất thải không được tống khứ ra ngoài mà tích tụ lâu trong ruột còn có thể lan truyền chất độc, gây hại cho cơ thể cả thai phụ và thai nhi. Chưa kể việc phải dùng sức để rặn mỗi lần đi vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai.

Cách khắc phục chứng táo bón cho mẹ bầu

Ngoài thuốc thụt, bà bầu còn có thể điều trị chứng táo bón thông qua việc:

  • Ăn nhiều sữa chua: sữa chua rất giàu lợi khuẩn, giúp loại bỏ các vi khuẩn xấu ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, lượng canxi trong sữa chua còn giúp ngăn cản sự phát triển của các tế bào vi khuẩn ở niêm mạc đại tràng.

  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ: Bà bầu nên thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ như đậu, rau và ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn để giúp đường ruột khỏe mạnh.

  • Uống đủ nước: Uống từ 8 – 10 ly nước mỗi ngày để giúp loại bỏ các độc tố và giữ ẩm cho cơ thể.

  • Tập thể dục: Đi bộ và tập yoga thường xuyên là cách đơn giản để giúp bà bầu giảm nguy cơ bị táo bón.

  • Thuốc không kê đơn: Cố gắng không dùng thuốc thụt khi mang thai. Nếu các biện pháp điều trị không hữu ích, bạn có thể dùng các loại thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng.

  • Ngừng uống thuốc sắt hoặc giảm liều lượng: Hãy thử bổ sung sắt cho cơ thể thông qua chế độ ăn thay vì uống thuốc. Nếu bạn vẫn cần uống, chỉ uống theo chỉ định của bác sĩ để tránh bị táo bón.

  • Bấm huyệt: Đây cũng là cách giúp điều trị táo bón khá tốt thay vì sử dụng thuốc.

Tìm hiểu kiến thức xung quanh vấn đề bị táo bón khi mang thai sẽ giúp chị em phòng tránh hiệu quả tình trạng phiền toái này. Nếu bạn đã áp dụng những biện pháp trên mà không đạt được hiệu quả hãy đến gặp các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được đưa những lời khuyên hữu ích.


 

Bình luận

Viết Đánh Giá

Chưa có bình luận nào