Thanh toán

Độc đáo đám cưới của người Dao Đỏ

Đăng bởi Marry Doe - 27/07/2017   |   Lượt xem: 1030

Đám cưới của người dao đỏ là một nét đẹp văn hóa của vùng Tây Bắc. Hôn lễ diễn ra chủ yếu ở nhà trai, phía nhà gái chỉ tổ chức một bửa ăn gia đình thân mật và vui vẻ để tiễn đưa tân nương về nhà chồng. Đám cưới của người dao đỏ thường diễn ra 2 hoặc 3 ngày. 

Đám cưới của người dao đỏ là một nét đẹp văn hóa của vùng Tây Bắc. Hôn lễ diễn ra chủ yếu ở nhà trai, phía nhà gái chỉ tổ chức một bửa ăn gia đình thân mật và vui vẻ để tiễn đưa tân nương về nhà chồng. Đám cưới của người dao đỏ thường diễn ra 2 hoặc 3 ngày.  Vào đêm trước lễ cưới được xem là đêm tưng bừng nhất, lúc này các cô gái và các chàng trai tổ chức ca hát Páo Dung  để làm quen với nhau. Các mối lương duyên thường xuất phát tử những cuộc làm quen trong dịp hát Pao Dung và nên duyên vợ chồng sau này. Qua ngày hôm sau, ngày cưới chính thức, từ tờ mờ sáng nhà trai đi xin dâu cùng với đội nhạc kèn hùng hậu, dàn nhạc đặc sắc mang âm hưởng dân tộc Dao gồm có chiêng, kèn, trống, chập chả sang nhà gái để làm lễ xin dâu. Theo tập quán của ngời Dao chú rể không đi đón dâu và không được nhìn mặt cô dâu cho đến khi thực hiện xong các nghi thức cưới hỏi và nghi thức tổ tiên. Đám cưới của người Dao Đỏ Trên đường về nhà chồng cô dâu không được để mặt trời nhìn thấy mặt (Ảnh sưu tầm) Về phần nhà gái, Trước khi cô gái về nhà chồng thầy mo sẽ làm phép cúng bái tổ tiên với các lễ vật như thủ lợn, gà luộc, rượu, chén, xôi đỏ... Cô dâu được trang điểm, mặc đồ mới, đeo trang sức rồi đến làm lễ trước bàn thờ tổ tiên, lạy 3 lạy, lạy ông, bà, cha, mẹ và các người lớn trong họ hàng một lạy để tạ ơn rồi sau đó đi về nhà chồng cùng đoàn đưa dâu. Theo phong tục tập quán cô dâu trên đường phải có khăn che mặt. Người dao đỏ quan niệm khi đi lấy chồng không được để mặt trời thấy cô dâu sẽ bị mất vía, sẽ không gặp được những điềm lành trong cuộc sống tương lai. Đám cưới người dao đỏ tây bắc Trên đường đi đến nhà trai đoàn đưa dâu phải nghỉ chân đợi nhà trai đón rước. (Ảnh sưu tầm). Khi đoàn đưa dâu đến gần nhà trai phải nghỉ chân trên đường và chờ cho đến giờ lành, thấy cúng làm lễ báo với tổ tiên rồi mới cử một đoàn nhạc kèn, trống và ông chủ lễ ra đón vào. Khi vào nhà thực hiện các thủ tục, cô dâu và chú rể lạy bàn thờ và được bỏ khăn che mặt ra. Hai người được buộc dải khăn đỏ, giống ý nghĩa dây tơ hồng, kết nối hạnh phúc trăm năm gắn bó, hạnh phúc. Theo phong tục dao mẹ chú rể là người mở khăn che mặt cho cô dâu. Cho dù ở xa hay ở gần nhà cô dâu đoàn đưa dâu vẫn theo tập tục truyền thống là xin nghỉ lại nhà trai một đêm. Trong lúc hai bên gặp nhau thường diễn ra các cuộc hát đối đáp và uống rượu. Làn điệu hát Páo Dung Làn điệu hát Páo Dung của người Dao trong đám cưới, không ít cặp đôi đã nên duyên sau này nhờ vào việc hát với nhau trong lễ cưới (Ảnh sưu tầm) Ngày nay, do điều kiện sống khác xưa, một phần là tiếp thu nền văn minh trong lễ cưới, người Dao đỏ có nhiều đổi mới tỏng việc tổ chức đám cưới, các bước dần dần được giản lược nhưng một số nghi thức bắt buộc cũng vẫn còn được bảo tồn đến ngày nay. Đám cưới người Dao đỏ là một nét đẹp văn hóa của cộng đồng dân tộc Dao, một phong tục cưới hỏi đặc sắc. Shopcho thuê áo cưới giá rẻ mong nhận được nhiều góp ý để bài viết hoàn thiện hơn và giới thiệu rộng rãi đến cộng đồng. (ST)  

Bình luận

Viết Đánh Giá
H
Nét đẹp cần giữ gìn và phát huy