Thanh toán

Khi mẹ chồng phong kiến gặp nàng dâu hiện đại

Đăng bởi Marry Doe - 20/04/2016   |   Lượt xem: 728

Nỗi khổ lớn nhất trong cuộc đời tôi là ngày nào cũng phải dàn xếp chuyện mẹ chồng - nàng dâu. Khi phong kiến gặp trời Tây thì chỉ có những người đàn ông là khổ thôi.

Trong buổi họp mặt gia đình ngày giỗ Nội, vợ tôi dám đứng giữa nhà cao giọng nói: “Cưới được em là phúc của gia đình anh”. Chỉ vì câu nói nửa đùa nửa thật ấy mà đến giờ cha mẹ, họ hàng tôi vẫn nhất quyết yêu cầu tôi hoặc là bỏ vợ, hoặc là bắt cô ấy phải mời cha mẹ sang bên nhà chồng có lời xin lỗi vì không dạy dỗ được con gái mình.

Nhưng nếu ai quen biết gia đình tôi đều có thể khẳng định đời nào vợ tôi lại chấp nhận yêu cầu gọi cha mẹ mình đến xin lỗi gia đình chồng trong khi không có lỗi gì. Ngay sau khi bị gia đình tôi lên lớp, trách mắng, cô ấy chỉ khóc nhưng nhất quyết không công nhận mình có lỗi.

Nguyên nhân cũng là do tính cách của vợ tôi không thể hòa đồng được với gia đình chồng. Vợ tôi vốn xuất thân từ gia đình giàu có, được cha mẹ chiều chuộng từ nhỏ, lại là con gái một nên tính cách có hơi ngang bướng và luôn cho mình là nhất, là đúng. Cô ấy cùng gia đình định cư ở nước ngoài từ lâu nên tính cách có phóng khoáng, thế nhưng trái lại với cô ấy, gia đình tôi rất gia giáo, vẫn còn lưu truyền tính phong kiến, luôn coi trọng lễ nghi.

Chính vì biết điều đó nên trước khi quyết định cưới cô ấy tôi đã phải đấu tranh tư tưởng cũng như tìm đủ mọi cách để được gia đình chấp thuận. Cưới vợ nhưng lại không dám sống chung với cha mẹ, nên tôi đành phải viện cớ lí do công việc để hai vợ chồng ra ở riêng. Chỉ có làm như vậy mới tránh được va chạm giữa con dâu và gia đình chồng.

Bây giờ giữa vợ và gia đình tôi biết phân xử sao? (Ảnh minh họa).

 

Còn nhớ, sau 5 năm du học trở về nước, lúc ra đón tôi ở sân bay, cha mẹ, anh chị em họ hàng đã ngỡ ngàng vì tôi mang theo một cô gái về nước. Buổi đầu tiên gặp mặt cha mẹ tôi đã kịch liệt phản đối chuyện tình yêu của tôi và cô ấy, lí do ban đầu là cách ăn mặc, đi lại, ăn nói của cô ấy không hợp mắt. Khi đó tôi cũng giải thích và nói giúp cho cô người yêu ngang bướng là: “Ở phương Tây người ta coi đây là nét văn hóa, cô ấy sống ở đó lâu năm nên không thể thay đổi ngày một ngày hai được, dần dần con sẽ khuyên cô ấy…”.

Vì thương con trai nên sau bao lần to tiếng cuối cùng cha mẹ tôi cũng chấp thuận hôn lễ. Nào ngờ mới cưới nhau được hơn 3 tháng, gặp nhau được đôi ba lần, kể cả ngày Tết tôi cũng chỉ dám dắt vợ về quê ngày mùng Một để tránh được những bất đồng làm cả nhà mất vui. Thế nhưng “người tính không bằng trời tính”, đang mừng thầm vì gần 1 năm kết hôn mọi sự vẫn lành, sau bao lần lễ tết đưa vợ về quê nhưng mọi chuyện đều suôn sẻ, nào ngờ ngay trong ngày giỗ Nội tôi, cơ sự lại ra vậy.

Trước khi về quê chuẩn bị giỗ Nội ở nhà bác cả, tôi đã dặn đi dặn lại vợ về cách ăn mặc, nói năng, đi lại… Ngỡ tưởng cô ấy gật đầu đồng ý thì mọi chuyên suôn sẻ, nào ngờ tính tình khó sửa, trong khi cả nhà đang vui vẻ nói đến chuyện dâu con trong họ thì cô ấy lại cao giọng nói giữa nhà: “Cưới được em là phúc của gia đình anh”.

Ngỡ ngàng trước câu nói của con dâu mẹ tôi cau mày nói: “Là dâu con trong nhà ăn nói phải kiêng nể, cô xem nhà tôi có phúc gì từ khi cô về làm dâu? Hay chỉ là cái phúc thiên hạ ban cho. Cô ra đường không nghe thiên hạ nói gì à? Họ nói dòng họ Đinh này có phúc quá nên mới có cô con dâu không biết trên, biết dưới, ăn mặc thoáng đãng… Cô xem phúc ở đâu???”. Chỉ thế thôi vậy mà cô ấy đùng đùng nổi giận, lại còn đứng dậy cãi nhau tay đôi với mẹ chồng. Cảm giác như trời đang sập xuống đầu tôi, lúc ấy choáng váng quá tôi chỉ trông thấy vợ mình vẫn khăng khăng cãi lời mẹ chồng.

Biết là có chuyện chẳng hay sắp xảy ra nhưng tôi lại không thể nghĩ được hậu quả lại nghiêm trọng đến vậy. Bây giờ giữa vợ và gia đình tôi biết phân xử sao?. Phải nói thêm là vợ tôi tuy ngang ngược nhưng thật sự cô ấy là người phụ nữ tốt, cả đời chỉ biết đến chồng, thông minh, hoạt bát, tự lập. Giá mà mỗi bên chịu nhịn nhau một chút thì tốt biết bao. Giá như gia đình tôi nghĩ câu nói đó là câu nói đùa, hay vợ tôi biết ăn nói hơn chút nữa thì cơ sự đã không ra nông nỗi này.

Theo DSPL

Bình luận

Viết Đánh Giá
H
đứng ở giữa hai người thì vai trò và trách nhiệm của bạn lại càng quan trọng
H
phải giải thích cho cô ấy hiểu về văn hóa và lễ nghĩa của người Việt, nhất là những người ở quê, người nói tiếng xin lỗi chắc chắn phải là cô ấy rồi
C
Vợ bạn là một người phụ nữ hiện đại lại sống nhiều năm ở nước ngoài nên cách sống và suy nghĩ sẽ khác những người Việt mình nhất là thế hệ ông bà cha mẹ. Giờ để phân xử chuyện này tôi nghĩ là bạn trai nên khuyên giải cả hai bên mỗi người nhường nhau một chút. Và giải thích thêm cho vợ bạn hiểu, có thể cô ấy sẽ vì bạn mà nhún nhường lại, dẹp bớt cái tôi của bản thân để cả nhà vui vẻ. Hơn nữa hai bạn cũng không sống chung với bamẹ nên nói cô ấy chịu nhường một chút nổi tiếng xin lỗi thì mọi chuyện sẽ êm thôi.