Thanh toán

Lịch sử và những điều liên quan tới áo dài cưới

Đăng bởi Marry Doe - 06/10/2014   |   Lượt xem: 7472

Thực tế đã chứng minh, dù có "vật đổi sao dời" thì cái hồn, cái tinh túy, cái đẹp trong tà áo dài Việt sẽ vẫn mãi được lưu giữ và phát huy. Đặc biệt là chiếc áo dài cưới trong lễ cưới truyền thống của người Việt luôn là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.

Từ xưa đến nay, trong dịp quan trọng nhất đời là cưới hỏi thì áo dài là trang phục không thể thiếu. Ngày cưới là ngày mà "trăm năm mới có một lần" do đó mà từ trước đến ngày nay, những bộ trang phục trong ngày cưới bao giờ cũng mới, đẹp hơn trang phục ngày thường, đặc biệt là trang phục áo dài. Thời xưa, bộ trang phục mà các cô dâu mặc trong ngày cưới cũng chính là trang phục của các cô mặc trong những ngày hội cổ truyền của dân tộc.

+ Truyền thống của áo dài cưới:

Với người nam thì thời xa xưa, trong ngày cưới của dân tộc Việt, chú rể thường mặc áo thụng bằng gấm hay the màu lam, quần trắng ống sớ, búi tóc, chít khăn nhiễu màu lam, chân đi văn hài thêu đẹp.

Với người nữ kiểu áo dài cưới xưa nhất là áo giao lãnh, giống như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Bên trong có yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng mầu buông thả.

Quãng năm 1910 trở về trước, cách đây gần thế kỷ, ở đám cưới, chú rể đội khăn lượt, mặc áo gấm, đi giày đế dừa, mũi nhung xanh.  Cô dâu chít khăn vành dây bằng sa tanh màu lam, mặc áo dài nâu hồng, quần điều, đi giầy đế dừa, mũi nhung đỏ, đeo hoa tai, kiềng, xuyến, nhẫn vàng, hai tay cầm quạt lụa trổ che mặt.

Thập kỉ 30, lúc này xuất hiện kiểu áo dài Lemur và cũng có một số cô dâu chọn áo kiểu này để mặc trong ngày cưới của mình. Tuy nhiên xu hướng này cũng nhanh chóng lùi ngay sau đó.

Từ thập kỷ 40 đến thập kỷ 50, thời trang của các cô dâu vẫn vậy, vẫn áo dài không có nhiều khác biệt, ngoại trừ kiểu tóc và kiểu dáng bó hoa cưới. 

Cô dâu cuối thập kỷ 40 trong áo dài gấm đỏ in rồng vàng, chân đi hài mũi cong thêu hạc. Hoa cưới thịnh hành là lay-ơn trắng, bó to và dài.

Đầu thập kỉ 50, đa số các cô dâu chọn áo cưới màu đỏ, chất liệu gấm để mặc vào lúc đón dâu. Ngoài ra, có thể thay áo tông màu vàng, hồng, những tông màu gần với trang phục của Vua và Hoàng hậu.

Trong lễ tơ hồng, cô dâu dâng trên tay quạt trầm đính lá ngọc cành vàng.

Cô dâu ở Đà Lạt ảnh hưởng xu hướng của phụ nữ miền Trung với kiểu áo dài gấm bóng, may thụng rộng

Áo dài 2 lớp màu hoàng yến là một lựa chọn khác để cô dâu dễ nổi bật hơn trong dàn phù dâu áo sẫm màu.

Áo dài cưới thập niên 60 của cô dâu và chú rể ở những nhà quyền quí

Áo dài cưới của cô dâu thập niên 70

 

Trong thập niên 80 - 90, áo dài cưới cô dâu cũng có khá nhiều thay đổi, đã dần dần đổi mới và gần với áo dài cưới ngày nay

Đầu thập niên 80, cô dâu thường dùng khăn voan che mặt và có phụ kiện đơn giản hoặc cầu kỳ ở trên đầu.

Giữa thập niên 80

Cuối thập niên 80 đầu 90

Từ thập niên 90 đến nay, sự giao lưu về văn hóa, sự phát triển vượt bậc về kinh tế, và cái nhìn hiện đại tạo điều kiện cho các nhà thiết kế thỏa sức sáng tạo, áo dài biến hóa muôn màu muôn kiểu và chính thức trở thành quốc phục của nước Việt Nam. Chính vì thế, nó có mặt trong tất cả các cuộc thi sắc đẹp lớn nhỏ cũng như là hình ảnh đại diện cho con người, đặc biệt là phụ nữ Việt Nam trước bạn bè thế giới. Áo dài cưới cũng vậy, từ đó cũng có nhiều thay đổi và ngày càng hiện đại và đẹp hơn.

Năm 2000

Năm 2006

Hiện nay, với sự phát triển nhiều mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu cộng với tay nghề của các kỹ thuật ngày càng tăng nên bạn sở hữu những mẫu dài cưới, áo dài cách tân không còn xa lạ nữa với các cô dâu.

 

+ Ý nghĩa áo dài cưới

Trang phục truyền thống - chiếc áo dài duyên dáng là điều không thể thiếu trong đám cưới Việt. Từ ngày xưa, áo dài cưới đã trở thành trang phục trong lễ cưới nước ta và là trang phục cưới truyền thống.

Áo dài được thiết kế dành riêng cho người phụ nữ Việt Nam, làm tôn lên toàn bộ đường cong cơ thể của người phụ nữ, và còn toát lên vẻ nữ tính, dịu dàng, thướt tha, uyển chuyển. bất cứ người nào cũng sẽ bị hút hồn khi nhìn thấy người phụ nữ trong tà áo dài. Cũng vì thế áo dài đã rất lâu là trang phục truyền thống đẹp nhất của người phụ nữ Việt Nam, bởi đó nó được lựa chọn làm trang phục trong lễ cưới người Việt.

Áo dài mang trong mình cả một nền văn hóa Việt và được thể hiện ngày càng đậm nét. Áo dài dành riêng cho lễ cưới thường được thêu, dệt trên nó bằng những họa tiết dân tộc, như trống đồng, chim lạc, cây tre, hoa sen, …. mang trong mình đặc trưng của dân tộc Việt Nam.

Áo dài là một trong những văn hóa trong cách ăn mặc của dân tộc Việt Nam, ngoài ra còn là một biểu tượng không lẫn vào đâu được của nước ta với các nước trên thế giới. Và áo dài trở thành một trang phục truyền thống được đánh gía là một trong những trang phục đẹp nhất. Cũng vì thế mà áo dài không thể thiếu trong lễ cưới truyền thống của người Việt và là trang phục chính trong lễ hỏi. Ở một số vùng miền, áo dài còn là trang phục chính trong lễ cưới.

+Cách chọn áo dài cưới

Chọn cho mình một chiếc áo dài trong ngày cưới phù hợp với dáng người, với điều kiện gia đình là một điều rất quan trọng mà các cô dâu luôn băn khoăn. Bên cạnh đó, từ ngày xưa cho tới bây giờ, có rất nhiều đôi tân lang – tân nương cùng chọn chiếc áo dài để sánh đôi trong buổi lễ rước dâu nên áo dài cưới dành cho chú rể cũng trở nên phổ biến và luôn song hành cùng áo dài của cô dâu. Theo xu hướng hiện đại, chiếc áo dài truyền thống đang dần được cách tân từ thiết kế cho tới chất liệu. Không những vậy, màu sắc của áo dài cưới cũng không kém phần quan trọng. Theo quan điểm truyền thống, rất nhiều cô dâu đã chọn cho mình một chiếc áo dài màu đỏ, có lẽ vì màu đỏ thể hiện cho sự sung túc, may mắn, cho một tình yêu nồng nàn, cháy bỏng của đôi bạn.

Nhưng theo thời gian và những xu hướng cách tân mới cũng như theo sở thích cá nhân, đã có rất nhiều màu sắc được lựa chọn cho chiếc áo dài ngày cưới trở nên đa dạng như áo dài cưới màu hồng, màu vàng, màu trắng, màu cam hay tím ... Vì dù là mỗi màu sắc sẽ mang một ý nghĩa riêng nhưng bản thân chiếc áo dài đã mang trong mình một sứ mệnh thiêng liêng nhất là giúp cô dâu trở nên xinh đẹp nhất, hạnh phúc nhất trong ngày cưới.

+ Nên may hay mua áo dài cưới

Theo tôi thì may hay mua gì cũng có mặt ưu và nhược điểm của nó.

Với áo may thì thường là sẽ vừa thân người mặc hơn áo thuê nên mặc vào sẽ đẹp hơn. May áo thì cô dâu được tự do lựa chọn theo ý thích và phù hợp với dáng người mình. Hiện nay, giá thuê hay may một chiếc áo dài cưới cũng ngang ngửa nhau, thậm chí có khi may còn rẻ hơn thuê mà sau này còn có thể sử dụng lại trong các dịp lễ, Tết, …

Hiện nay, cô dâu có xu hướng thích mặc đơn giản, nên khi may có thể kết hạt đá lên cho lấp lánh, tạo điểm nhấn. Cưới xong rồi có thể cắt ngắn lên, tháo bớt hạt đá để đi đám tiệc hoặc để làm kỉ niệm, khi nào không thích nữa thì cũng có thể thanh lí.

Tuy nhiên, đó là áo may đẹp hoặc thành công chứ nhiều khi may rồi đến khi đi thử lại thấy không đẹp mà ngày cưới thì đến gần nên không thể sửa kịp hay sửa lại sẽ không đẹp lúc đó phải đi thuê gấp gáp thì kết quả chắc chắn là không như ý rồi. Bạn phải hồi hộp chờ 1 tháng hay có khi hơn để xem cái áo mình may như thế nào, chưa kể bạn phải đi lại nhiều lần tiệm may đó để chỉnh sửa hợp ý bạn, rồi có khi áo may xong chẳng giống mẫu mà bạn đem đến thì lúc đó lại thất vọng hơn. Với tình trạng đó thì đi thuê lại ổn hơn. Bạn có thể thử thoải mái nên dễ chọn được áo ưng ý hơn, cưới hai ngày thì bạn có thể chọn hai dáng áo, lên ảnh sẽ bớt đơn điệu mà kinh tế hơn nhiều.

Chưa kể với nhiều cô dâu da mẫn cảm không thể mặc chung đồ thì lúc này may là giải pháp tốt nhất.

Nếu bạn quyết định chọn may thì bạn nên chọn kiểu đơn giản thôi nhé, càng đơn giản càng tốt.

Áo thuê hiện giờ giá cũng cao mà nếu không cẩn thận trong ngày cưới có thể làm hư áo nếu như áo được may bằng chất liệu ren hoặc đính cườm cầu kì, lúc đó có khi lại phải hoàn áo mà lại mất thêm tiền.

Tuy nhiên, nếu bạn đến đúng tiệm thì vẫn có thể thuê được áo đẹp, vừa ý với giá vừa túi tiền của bạn. Bạn có thể đi thuê áo dài ăn hỏi tại các ảnh viện áo cưới, các studio … vừa tiết kiệm lại có thể lựa chọn nhiều kiểu dáng khác nhau theo sở thích. Hiện tại các studio áo cưới thường có đầy đủ các kiểu mẫu mới nhất của các nhà thiết kết trong nước với giá thành khá rẻ và đa dạng.

+ Có nên mặc áo dài cưới trong lễ rước dâu

Một lễ cưới truyền thống thì không thể thiếu trang phục truyền thống. Vì vậy, trong lễ rước dâu của cô dâu Việt từ xưa đến nay áo dài cưới luôn được lựa chọn là trang phục chính.

Sự phát triển của xã hội vẫn tiếp tục, và chiếc áo dài không nằm ngoài sự phát triển ấy. Nhưng thực tế đã chứng minh, dù có "vật đổi sao dời" thì cái hồn, cái tinh túy, cái đẹp trong tà áo dài Việt sẽ vẫn mãi được lưu giữ và phát huy. Đặc biệt áo dài cưới trong lễ cưới truyền thống của người Việt luôn là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.

 

Bình luận

Viết Đánh Giá
V
Đám cưới khi làm lễ cô dâu mặc áo dài rất đẹp và ý nghĩa nữa. Khi ra làm lễ cô dâu thường chọn mặc áo dài ,sau đó rước dâu đi thì mới thay váy cưới. Áo dài du qua bao nhiêu năm vẫn đẹp
N
đọc xong thấy bổ trợ được nhiều kiến thức, cám ơn chị!
C
Bài viết hay
S
Tham khao de co chiec ao cuoi nhu y trong ngay trong dai
D
Những hình ảnh đi cùng năm thnags
H
Một bài viết hay
K
Bái viết công phu, hình ảnh đẹp
M
Càng ngày áo dài càng đẹp
S
Mình thích áo dài màu hồng có hình chịm công quá, quá đẹp
V
Đoạn lịch sử áo dài hay quá