Thanh toán

Những lưu ý khi phân bố tài chính cho đám cưới

Đăng bởi Marry Doe - 11/11/2016   |   Lượt xem: 1584

Bạn mong muốn đám cưới của mình sẽ là một ngày đáng nhớ, sẽ diễn ra thật hoàn hảo thật lãng mạn thế nhưng khi đối mặt với tiền bạc, ngân sách thì hoàn toàn không phải vậy. Một đám cưới đẹp là một chuyện nhưng nhất thiết phải phù hợp với khả năng tài chính bởi nó chính là một bước đệm để cuộc sống hôn nhân “cất cánh” chứ không phải là “cái hố” nợ nần bạn muốn đặt chân vào. Để làm được điều đó bạn phải lập được kế hoạch phân bổ tài chính cho đám cưới phù hợp. Dưới đây mình xin chia sẻ một chút kinh nghiệm phân bổ tài chính mà mình đã làm trong đám cưới của mình.

Muốn phân bổ tài chính hợp lý cô dâu chú rể cần lập ra được bảng ngân sách dành cho đám cưới. Khi càng có những con số cụ thể về tiền mình có, cũng như số tiền cần chi trong ngày trọng đại, uyên ương sẽ biết rõ mình có thể chi tiêu như thế nào, từ đó tổ chức được đám cưới tốt nhất.

Đầu tiên các bạn phải xác định được số tiền mình đang có là bao nhiêu, bao gồm cả tiền chuẩn bị đám cưới của hai bạn, tiền tiết kiệm riêng, tiền của bố mẹ, gia đình hỗ trợ (nếu có)…

Bước thứ hai các bạn cần lên danh sách những việc cần chuẩn bị cho đám cưới, để làm điều đó các bạn cần đặt ra một số câu hỏi như:

- Số lượng khách mời của bạn là bao nhiêu?

- Đối tượng khách mời là những ai? Bạn bè, người thân trong gia đình hay quan khách có liên quan đến công việc?

- Bạn chọn đãi tiệc ở đâu: ở nhà, ngoài trời, nhà hàng hay ở đâu đó?

- Chi phí bạn có thể sử dụng cho một bàn tiệc hoặc để đãi tiệc vào khoảng bao nhiêu?

- Bạn muốn đám cưới mình sẽ như thế nào? Sang trọng, cầu kỳ hay chỉ cần đơn giản, ấm cúng?.

- Bạn có muốn trang trí theo ý mình hay sử dụng những gì nhà hàng đã có (hoặc có thể thay đổi) hay không?

- Bạn muốn mở nhạc bằng CD, thuê ban nhạc, hay mời một DJ?

- Bạn muốn quay phim chụp ảnh cưới như thế nào?

- Trang phục cho đám cưới? Nhẫn cưới ra sao?

- …???

Với mỗi phần việc, nên ghi chú vài dịch vụ bạn yêu thích và muốn sử dụng cũng theo thứ tự ưu tiên giảm dần.

- Tìm hiểu thông tin chi phí của tất cả các dịch vụ đó.

Mỗi câu hỏi lại dẫn ra vài hướng giải quyết sẽ ảnh hưởng đến bảng dự toán kinh phí.  Như vậy, với mỗi phần việc bạn sẽ có một con số tương ứng. Từ đó tính được tổng ngân sách cần chi.

Với những khoản ưu tiên mong muốn, bạn cần dành nhiều ngân sách hơn và cắt giảm các phần khác đi bởi điều tiên quyết là không để ngân sách bị thâm hụt. Nói ngắn gọn hơn là tìm cách xoay sở trong một khoản chi phí đã tính toán trước bao giờ cũng tốt hơn là "tới đâu hay tới đó".

Việc lập ngân sách cho đám cưới là sự điều chỉnh giữa những mong muốn và khả năng thực tế. Bởi theo quan điểm của mình, một đám cưới nhỏ nhưng hạnh phúc, vui vẻ bao giờ cũng đẹp hơn một lễ cưới hoành tráng, nhưng sau đó hai vợ chồng phải è cổ ra trả nợ hay thu trước vén sau cho đủ số tiền.

Thường các cặp cô dâu chú rể không có phân chia ngân sách cho đám cưới một cách rõ ràng ngay từ đầu nên thường bị chi tiêu quá nhiều tiền cho một hạng mục. Ví dụ như không ít các cặp đôi chi quá nhiều cho việc mua váy cưới và nhẫn cưới để rồi tiếc nuối vì không có một  album ảnh cưới như ý muốn. Vì vậy theo mình các cặp đôi hãy xác định cụ thể các khoản dựa theo mức tài chính của mình, có thể phân chia ngân sách như dùng 48-50% cho chi phí tiệc cưới, 8-10% cho hoa cưới, 8-10% cho trang phụ cưới, 8-10% cho phần âm nhạc, trang trí, 10-15% cho chi phí quay phim, chụp ảnh, 2-3% chi phí in ấn thiệp cưới và khoảng 8% cho các khoản linh tinh, phát sinh ngoài ý muốn. Cần xác định các khoản chị tiêu cụ thể dựa theo tài chính của mình.

Mình không đưa ra một bảng phân bổ chi tiết cho các bạn vì đối với từng địa phương, từng mùa trong năm giá dịch vụ khác nhau. Tùy vào nơi cung cấp dịch vụ giá cả cũng có sự chênh lệch rất rõ ràng. Mình chỉ có thể đưa ra cho các bạn một số lời khuyên, hy vọng giúp ích cho các bạn trong quá trình chuẩn bị cho đám cưới.

Sau đây mình liệt kê cho các bạn một số việc cơ bản cần phải chi trong đám cưới

1. Trang phục cưới:

+ Áo dài

+ Áo cưới

+Vest chú rể

+ Giày cưới cô dâu

+ gày cưới chú rể

+ Mack up, làm tóc

+ Lễ phục nhà gái       

+ Lễ phục nhà trai

+ trang phục cho đội hình bê tráp

2. Nhẫn cưới

3. Mâm quả, lễ vật:

+Trầu cau

+ Trà rượu

+ Bánh kẹo …

4. Chụp hình cưới, quay phim

5. Tiệc cưới

6. Thiệp cưới

7. Hoa cưới:

 + Hoa cầm tay

+ Hoa trang trí

8. Xe cưới

9. Trăng mật

Một điều nữa rất quan trọng trong quá trình hai bạn lên kế hoạch cho đám cưới đó là hãy nói chuyện thẳng thắn tình hình tài chính của bản thân, lựa chọn cẩn thận danh sách khách mời. Chú ý đừng vay mượn quá nhiều nhé, tránh cưới vào các dịp lễ tết, dịp cao điểm...vì chi phí sẽ cao. Ghi chép cẩn thận các khoản đã chi, nhớ đừng tiêu xài tùy tiện.

Chúc các cặp đôi có một đám cưới thật vui, thật ấn tượng và thật tiết kiệm nhé!

__Cát Tường__

Bình luận

Viết Đánh Giá
P
Làm gì làm cũng nên để một khoản để chuẩn bị cho cuộc sống sau đám cưới.
T
liệt kê ra thấy nhiều việc cần chi tiêu quá, đám cưới tốn tiền thật.
X
cách phân bổ rất hợp lý, ủng hộ nha
K
bài viết rất hay ủng hộ chị nha
P
Khi chi tiêu cho đám cưới thì hay bị thâm hụt do bị phát sinh nên các bạn nên dự trù một khoản là đúng.
H
Chị ơi nên lập bảng kế hoạch chi tiết như thế nào ạ? em ở Đà Nẵng, chi phí cho các mục cũng khá cao.
N
Trang phục cưới giúp cô dâu thêm đẹp thêm tự tin nên em nghĩ đừng nên tiết kiệm khoản này.
N
Mình nghĩ là đủ bạn à
V
50 phần trăm cho tiệc cưới có đủ không ạ?
M
chuyện tiền bạc hai bên cần trao đổi thẳng thắn không nên giấu diếm và cần ghi chép chi tiêu rõ ràng.