Thanh toán

Những nét đẹp truyền thống trong đám cưới Việt

Đăng bởi Marry Doe - 14/12/2017   |   Lượt xem: 761

Từ xưa đến nay, lễ cưới luôn là sự kiện trọng đại của đời người, luôn được tiến hành với những lễ nghi trang trọng nhất. Lễ cưới thường là sự ghi nhận quá trình trưởng thành của đôi thanh niên nam nữ, khẳng định xã hội đã thừa nhận tình yêu của họ, đi đến cuộc sống hôn nhân một cách chính thức trước sự chứng kiến của họ hàng và bạn bè thân thiết.

Đây là nghi lễ được một số xã hội quan tâm và thường chỉ được tổ chức sau khi đã được chính quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Trong tâm thức người Việt thì lễ cưới có giá trị cao hơn cả giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Người Việt xem trọng đám cưới và có xu hướng tổ chức đám cưới với quan niệm đám cưới càng sang trọng thì càng tốt.   Đám cưới Việt Nam Đám cưới luôn là sự kiện hệ trọng và thiêng liêng của đời người Để tiến hành một đám cưới với nhiều bước quan trọng, đôi trẻ thường phải được sự chấp thuận của gia đình hai bên. Kế đó, người lớn trong nhà sẽ xem ngày tốt để tiến hành các thủ tục như ngày tổ chức, ngày rước dâu về nhà chồng. Đây là quan niệm truyền thống của người Việt, cho rằng chuyện vui được cử hành ngày lành tháng tốt thì sẽ mang đến hạnh phúc hòa hợp bền chặt và bình an cho cô dâu chú rể. Họ nhà trai sẽ phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật (bánh phu thê, rượu, trầu cau, trái cây,...) và sang họ nhà gái đúng ngày giờ đã định. Các thủ tục rước dâu điển hình bao gồm: cha mẹ chú rể nói lời để xin con dâu với họ nhà gái, cô dâu chú rể lạy bàn thờ tổ tiên, mời rượu cha mẹ hai bên và cha mẹ, họ hàng, anh chị em thân thiết tặng quà mừng cho đôi vợ chồng mới cưới,.... Nét truyền thống trong đám cưới Việt Lễ cưới Việt Nam còn lưu giữ nhiều nét đẹp truyền thống Lễ cưới cũng có thể được tổ chức tại nhà hoặc tại nhà thờ (dành cho những gia đình theo đạo Thiên Chúa giáo) hay tại chùa (cho những gia đình Phật giáo). Đãi tiệc cưới có thể tiến hành tại gia hoặc các nhà hàng tiệc cưới. Những biểu trưng truyền thống của đám cưới Việt có thể kể đến như trầu cau dạm ngõ và bánh phu thê vị thanh mát tượng trưng cho sự chung thủy, cùng áo dài cưới duyên dáng thường được cô dâu mặc trong lễ ăn hỏi tạo nên hình ảnh riêng biệt đặc trưng. Trầu cau là một trong những biểu tượng thể hiện ước vọng về cuộc sống vợ chồng chung thủy, sắt son (một lễ vật không thể thiếu) Đám cưới Việt là việc hệ trọng, có ý nghĩa sâu sắc và thiên về tâm linh, mở ra cánh cửa bước vào cuộc sống hôn nhân của đôi bạn trẻ. Trong hôn lễ, sự chân thành, sâu sắc của tình yêu đôi lứa được thể hiện qua các tục lệ cổ truyền. Cô dâu chú rể trao nhau lời nguyện ước và kỷ vật (nhẫn cưới). Dù ở thời đại nào, lấy vợ, lấy chồng luôn là một việc thiêng liêng của đời người, đánh dấu bước khởi đầu cho sự gắn bó bền chặt về tình, về nghĩa, thể hiện ước vọng về một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, viên mãn. Lễ cưới thường nhiều nghi thức gồm lễ nạp tài (nhà trai đem sính lễ sang nhà gái để đón dâu), lễ xin dâu (trước giờ đón dâu, nhà trai cử người đem trầu rượu đến, báo đoàn đón dâu đã đến). Tiếp theo là lễ rước dâu vào nhà, lễ tơ hồng, trải giường chiếu, hợp cẩn, tiệc cưới và cuối cùng là lễ lại mặt (hay còn gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ). Ngày nay, lễ cưới có phần hiện đại, các thủ tục cũng bớt rườm rà. Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền khác nhau, các tục lệ sẽ có một chút thay đổi cho phù hợp. (st)

Bình luận

Viết Đánh Giá
M
đám cưới truyền thống Việt Nam rất độc đáo và ý nghĩa