Đăng bởi Marry Doe - 29/05/2020 | Lượt xem: 1548
Với nhiều người, xây dựng một mối quan hệ bền vững không quá khó khăn. Số khác như phần đông kẻ đang yêu, lại thấy khó như việc đem trình độ lớp ba để đi thi đại học. Bạn không chỉ thất bại ê chề mà còn không biết bắt đầu từ đâu để xây dựng mối quan hệ tích cực.
Tất cả các mối quan hệ tích cực, hạnh phúc đều cấu thành từ ba yếu tố.
Sự tôn trọng lẫn nhau
Sự tin tưởng lẫn nhau
Tình cảm dành cho nhau
Tất cả các mối quan hệ tích cực, hạnh phúc đều cấu thành từ ba yếu tố: Sự tôn trọng lẫn nhau, Sự tin tưởng lẫn nhau, Tình cảm dành cho nhau.
Chúng ta hiểu những điều trên như thế nào trong mối quan hệ?
Sự tôn trọng trong mối quan hệ thể hiện trong cách hai người hành xử và suy nghĩ về nhau. Khi bạn tôn trọng một ai đó, bạn ngưỡng mộ vì phẩm chất và con người họ.
Sự tin tưởng thể hiện trong cách chúng ta đánh giá lời mọi người nói. Nếu ai đó nói họ sẽ làm gì, người còn lại sẽ tin tưởng vào những điều đó. Nếu một người làm sai, người còn lại trông chờ vào việc họ sẽ thành thật và chia sẻ vấn đề. Sự tin tưởng là việc hai người thể hiện thái độ thành thật với nhau, dù đôi khi nó không thoải mái.
Tình cảm trong các mối quan hệ hạnh phúc trao đi và nhận về gần như vô điều kiện. Các cặp đôi hạnh phúc không cần phải tự nhắc bản thân về việc ‘đừng quên nói lời yêu cô ấy/anh ấy vào mỗi sáng”. Nửa kia của họ cũng đón nhận tình yêu với sự nhiệt thành. Nếu việc tiếp xúc và tình dục quan trọng trong mối quan hệ, họ sẽ đón nhận một cách nồng nhiệt (trừ những lúc họ mệt mỏi).
Nếu có vấn đề gì với một trong những điều trên, dường như bạn cần xem lại một chút mối quan hệ đang diễn ra.
Tình yêu đến từ mối quan hệ lành mạnh, không phải nền tảng cho nó
Hãy nhớ nhé, tình yêu không phải yếu tố cơ bản của một mối quan hệ lành mạnh. Bạn có đang nhăn mặt tự hỏi: Ủa sao lại như vậy không?
Một ví dụ rất đơn giản là việc bạn vẫn có thể yêu một kẻ tồi tệ, một gã nghiện rượu dù cho họ đối xử với bạn rất tệ. Trẻ nhỏ cũng vẫn yêu bố mẹ dù đôi khi đó là những ông bố bà mẹ tồi. Hình dung như vậy, tình yêu là không đủ để duy trì một mối quan hệ. Tình yêu không phải lý do hai người nên gắn kết với một mối quan hệ. Tình yêu thực sự và vô điều kiện là một “sản phẩm” hoàn hảo từ hai người, gắn kết với nhau một cách hạnh phúc.
Thiếu đi một yếu tố cơ bản sẽ kéo theo nhiều hệ lụy
Sự tôn trọng, tin tưởng và tình cảm là những yếu tố làm nền tảng cho mọi mối quan hệ. Và cũng giống như nền móng của một ngôi nhà, nếu một yếu tố lung lay, hiệu ứng domino sẽ dẫn đến sự sụp đổ của tất cả yếu tố khác.
Tưởng tượng nếu người yêu của bạn bắt đầu mất dần hứng thú tình cảm, hai người sẽ dần mất tin tưởng nhau. Bạn sẽ tự hỏi tại sao người yêu chán mình? Họ có đang hẹn hò với ai đó khác? Có phải cô ấy hay nhìn tình tứ người giao hàng? Mình có điều gì không ổn à?
Cuối cùng, một trong hai người sẽ mất dần sự tôn trọng nhau: Nửa kia của bạn sẽ cảm thấy không thoải mái với những nghi ngờ vô cớ và tự hỏi liệu mình có được tôn trọng? Sự nghi ngờ người yêu của bạn dần hóa thành sự tự vấn bản thân: Liệu mình có chọn sai người?
Khi một trong ba cột trụ tạo nên tình yêu bền chặt biến mất, một sự sụp đổ hoàn toàn sẽ diễn ra. Tất nhiên, sẽ có cách để bạn dựng nền móng thật chắc và tạo cho mình một tình yêu bền vững.
Làm cách nào để tái thiết những yếu tố tạo nên mối quan hệ tích cực?
Ở một thời điểm nào đó trong mối quan hệ, chúng ta sẽ phải giải quyết ít nhất một trong ba vấn đề, hoặc cả ba. Nếu xảy ra rạn nứt, có 2 khả năng sẽ xảy ra (1) một hoặc cả hai người sẽ thay đổi hoặc (2) ai đó sẽ mắc lỗi.
Nếu một trong hai người thay đổi
Không phải kiểu thay đổi như tóc tai hay bữa sáng; sự thay đổi thực sự về mặt con người và tính cách cơ.
Có thể người yêu của bạn bắt đầu thích đi học thiền, suốt ngày lảm nhảm về Yoga nhưng bạn thì không thể chịu nổi một cuộc sống quá tĩnh lặng. Hoặc bạn trở nên khó tính trong ăn uống, quyết định trở thành một người ăn chay trong khi người yêu vẫn khư khư với thói quen ăn thịt, cũng như sống một cuộc đời “phàm tục” trong mắt bạn. Những sự thay đổi về mặt con người ấy thường khiến chúng ta mất dần sự tôn trọng vào đối phương. Điều bạn từng ngưỡng mộ ở đối phương dần biến mất, trở nên không còn quan trọng hay bị thay thế bởi một điều khác bạn không thích hoặc không tôn trọng. Những chênh vênh trong hệ suy nghĩ này tạo nên khoảng trống trong mối quan hệ.
Những sự thay đổi về mặt con người ấy thường khiến chúng ta mất dần sự tôn trọng vào đối phương. Điều bạn từng ngưỡng mộ ở đối phương dần biến mất, trở nên không còn quan trọng hay bị thay thế bởi một điều khác bạn không thích hoặc không tôn trọng. Những chênh vênh trong hệ suy nghĩ này tạo nên khoảng trống trong mối quan hệ.
Rất khó để có thể vượt qua những vấn đề tưởng chừng cơ bản như vậy. Tuy nhiên, nếu bạn sẵn sàng cùng tìm cách để hòa hợp với con người mới của đối phương, hai người sẽ dần tìm lại sự tôn trọng dành cho nhau. Hãy nói cho người yêu rằng thiền sẽ khiến bạn trở nên tốt hơn hoặc tĩnh tâm hơn sau những cuộc cãi vã, ăn chay cũng tốt cho sức khỏe và hai người sẽ khỏe mạnh. Điểm mấu chốt là khôi phục lại sự tin tưởng dường như đã mất đi sau một thay đổi hay biến cố, đừng để sự tin tưởng biến mất hoàn toàn.
Nếu ai đó mắc sai lầm
Không có ai là hoàn hảo. Ai cũng hiểu điều đó nhưng đôi khi, yêu cầu của chúng ta dành cho đối phương thực sự quá đỗi vô lý. Vào một lúc nào đó, khi đối phương mắc lỗi lầm, sự tin tưởng trong mối quan hệ trở nên rạn nứt. Để hàn gắn những rạn nứt ấy, một vài điều bạn cần ghi nhớ.
Hãy cho nhau chút thời gian: Nếu bạn là người mắc lỗi, hãy cho đối phương chút không gian riêng để hiểu thấu đáo vấn đề. Nếu họ mắc sai lầm, nói với họ bạn cần chút thời gian.
Hãy chắc chắn lỗi lầm đó chỉ mắc một lần: Đừng lặp lại lỗi sai lầm nếu bạn muốn cho người khác biết rằng mình thực sự nghiêm túc sửa sai và muốn gắn kết với mối quan hệ.
Đối phương cần sẵn sàng tha thứ: Dù thời gian trôi qua, bạn cũng không lặp lại lỗi lầm và nghiêm túc sửa sai, nếu đối phương không phải người có lòng bao dung, mọi chuyện sẽ không thể hàn gắn được.
Tất nhiên, sẽ cần những mức độ khác nhau để giải quyết sai lầm. Bạn cần đầu tư nhiều thời gian, nỗ lực và thực sự cùng nhau tìm cách giải quyết nếu đó là một lỗi lớn.
Làm sao để biến mối quan hệ độc hại thành mối quan hệ lành mạnh?
Nhiều người lỡ rơi vào mối quan hệ độc hại sẽ luôn tìm cách để có thể thoát khỏi chúng. Nhưng bạn có thực sự hiểu mối quan hệ độc hại là gì không?
Một mối quan hệ độc hại xảy ra khi một hoặc cả hai người quá đặt nặng tình yêu, bỏ qua những yếu tố nền tảng của mối quan hệ: Tôn trọng, tin tưởng và cảm xúc dành cho nhau.
Một mối quan hệ độc hại xảy ra khi một hoặc cả hai người quá đặt nặng tình yêu, bỏ qua những yếu tố nền tảng của mối quan hệ: Tôn trọng, tin tưởng và cảm xúc dành cho nhau.
Tình yêu không nên là lý do để chúng ta quyết định gắn bó với một mối quan hệ khi nó sẽ khiến lý trí của chúng ta lu mờ. Nếu bạn đặt nặng tình yêu hơn sự tôn trọng, bạn có thể chấp nhận bị đối xử như một kẻ bị cầm tù. Nếu bạn đặt nặng tình yêu hơn cảm xúc thật dành cho nhau, bạn sẽ thấy mối quan hệ hờ hững, xa cách. Còn nếu bạn coi trọng tình yêu hơn sự tin tưởng, bạn sẽ gặm nhấm sự dối trá và phản bội một cách vô điều kiện.
Con đường chuyển mối quan hệ độc hại thành mối quan hệ bền vững không dễ dàng. Hãy nhớ kỹ 3 điều dưới đây:
- Cả hai cần sẵn sàng thay đổi: Nếu sự nỗ lực chỉ đến từ một phía, nó sẽ không cho ra được kết quả tốt đẹp.
- Cả hai người cần nhận ra việc mối quan hệ đang thiếu đi cảm xúc/sự tin tưởng/sự tôn trọng và sẵn sàng tìm cách tái thiết chúng.
- Đặc biệt, cả hai người phải giao tiếp với nhau theo cách tích cực, không phán xét hay không đổ lỗi.
Bạn có thể sẵn sàng thay đổi, hai người có thể thực sự hiểu rõ vấn đề của mình nhưng nếu một trong hai người luôn tìm cách đổ lỗi hay phán xét đối phương, mọi chuyện sẽ không đi tới đâu. Trong tình yêu, cả hai phải đặt mối quan hệ lên trên những tham vọng ích kỷ, thay vì khăng khăng mình đúng hay “chiến thắng” trong một cuộc tranh luận.
Theo Tổ quốc
Xem thêm: Những “triết lý” về hôn nhân bền vững hạnh phúc