Thanh toán

Sau ngày trọng đại của cuộc đời, cô dâu chú rể cần làm gì?

Đăng bởi Marry Doe - 27/02/2019   |   Lượt xem: 4151

Khoảng thời gian sau tiệc cưới có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định chất lượng của một cuộc hôn nhân. Dưới đây là những việc mà các cô dâu chú rể nên làm để có một khởi đầu thuận lợi và thoải mái cho hành trình làm bạn trăm năm.

Quá trình chuẩn bị và thực hiện lễ cưới thường chiếm hết toàn bộ năng lượng và tâm trí của cả cô dâu và chú rể. Rất nhiều các cặp đôi ngoài việc chuẩn bị tận hưởng kỳ trăng mật ngọt ngào lại bỏ quên việc lên kế hoạch cho cuộc sống mới cùng nhau. Đừng lo, Marry sẽ giúp các bạn “note” lại những điều nên làm đưới đây để việc chung sống cùng nhau trở nên nhẹ nhàng và hạnh phúc trọn vẹn hơn.

Cảm ơn và xin lỗi

Ngay sau tiệc cưới, đây là việc đầu tiên mà các cặp đôi nên làm. Bạn hãy gửi lời tri ân đầu tiên đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ cho cả hai trong suốt quá trình chuẩn bị hôn lễ. Đây chắc chắn là những người nhiệt tình nhất, hết lòng nhất để bạn có một lễ cưới trọn vẹn. cô dâu chú rể Một lời cảm ơn chân thành hay những món quà nhỏ ý nghĩa sẽ khiến họ cảm thấy ấm lòng. Bên cạnh đó, cô dâu chú rể đừng quên gửi lời cảm ơn đến toàn bộ quan khách, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp bằng email, tin nhắn, gọi điện hay một status chân thành kèm hình ảnh trên trang cá nhân của khách mời. Điều này cho thấy sự trân trọng và quý mến của cô dâu chú rể với các vị khách quý cũng như thể hiện sự khéo léo trong cách giao tiếp của cả hai.

Ghi điểm với gia đình hai bên

Thông thường theo phong tục ở nước ta, cô dâu mới phải về nhà chồng trong ba ngày đầu tiên sau hôn lễ. Kể cả nếu cặp đôi có nơi ở riêng thì ở đa số các gia đình đều đòi hỏi việc này. Đây là khoảng thời gian thử thách nho nhỏ cho cô dâu mới nhưng cũng là cơ hội để ghi điểm với nhà chồng. cô dâu chú rể 1 Cô dâu nên cố gắng dậy sớm mỗi ngày, pha trà mời những người lớn tuổi trong gia đình hoặc nấu những món ăn ngon. Chú rể cũng nên đỡ đần và bên cạnh thường xuyên để giúp “nàng” bớt bỡ ngỡ và có thêm tự tin “trổ tài”. Hôn nhân sẽ tốt hơn nếu người chồng và người vợ hiểu rằng họ đang ở cùng một bên chứ không phải ở hai phe đối lập. Cùng vui, cùng buồn, cùng ngủ, cùng thức, cũng đừng quên cùng nhau xuống bếp nấu một vài món tủ đãi cả nhà, cùng vượt qua “thử thách” nhỏ để lấy lòng gia đình hai bên.

Đừng bỏ qua tuần trăng mật ngọt ngào

Có rất nhiều cặp đôi vì công việc, gia đình hoặc vì lý do kinh tế mà bỏ qua kỳ nghỉ trăng mật sau khi cưới. Đây thực sự là một cách nghĩ “tính già hóa non”. Bởi lẽ, bên cạnh ý nghĩa cùng nhau tận hưởng mật ngọt của tình yêu, honeymoon còn là dịp để cả hai “xã hơi” sau giai đoạn chuẩn bị hôn lễ căng thẳng tột độ. cô dâu chú rể 2 Lời khuyên từ Marry là bạn hãy cố gắng bằng mọi giá có được ít nhất ba ngày trăng mật vì những giá trị mang lại là vô cùng thiết thực và ý nghĩa. Hãy cùng nhau trải qua những giờ phút thoải mái nhất để tái tạo năng lượng tích cực, sẵn sàng cho chặng đường hôn nhân mới đầy thử thách nhưng cũng vô cùng thú vị và hạnh phúc. cô dâu chú rể 3

Phân chia việc nhà, lên kế hoạch cho tương lai

Trở về từ tuần trăng mật, điều đầu tiên cần làm là cùng nhau sắp xếp cuộc sống chung thật hợp lý. Những việc nhỏ nhặt bố trí phòng ốc, giờ giấc sinh hoạt, phân chia nhiệm vụ chăm sóc nhà cửa… tưởng chừng đơn giản nhưng đây là một nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến gây cãi vã ở các cặp đôi. cô dâu chú rể 5 Phân chia một cách công bằng và thẳng thắn trên cơ sở sẻ chia, hỗ trợ và có trách nhiệm sẽ giúp cả hai không vấp phải những mâu thuẫn không đáng có. Ngoài ra, hai bạn cũng nên gấp rút lên kế hoạch cho tương lai. Một bản kế hoạch tương lai tốt cần có mục tiêu cụ thể, các giai đoạn thực hiện rõ ràng, nhiệm vụ của cả hai trong từng thời điểm cũng như phải có tính khả thi cao. Bạn có thể bắt đầu từ ngắn hạn trước, ví dụ như một tháng đầu hòa nhập, hai tháng sau ổn định, ba tháng tiếp theo thoải mái và sáu tháng tiếp theo bắt đầu phát triển. cô dâu chú rể 4 Một gợi ý nhỏ cho cô dâu chú rể là kế hoạch cũng không nên quá cứng nhắc và chi tiết sẽ khiến đôi bên thấy nặng nề và khó hoàn thành đấy!

Lập sổ chi tiêu và tiết kiệm hằng tháng

Tài chính là nguyên nhân gây “mất đoàn kết nội bộ” hàng đầu ở mọi gia đình. Thế nên việc thống nhất ngay từ đầu về ngân sách chi tiêu và tiết kiệm hằng tháng là điều mà các cặp đôi nên làm. Xây dựng tư duy tài chính rõ ràng và khoa học cũng thể hiện sự trưởng thành và khôn ngoan của một đôi vợ chồng trẻ. cô dâu chú rể 6 Các cặp đôi hãy liệt kê mức thu nhập của cả hai mỗi tháng và lập kế hoạch thu chi theo công thức đơn giản sau. Khoản chi hằng tháng như tiền điện, nước, nhu yếu phẩm, ăn uống, đi lại, trả nợ cưới… thường chiếm 50% thu nhập hằng tháng và khó cắt giảm. Số tiền còn lại khoảng 50% nên được phân bổ vào các hạng mục sau: Tiết kiệm (20%), chăm sóc sức khỏe (5%); phát triển bản thân (5%); quà biếu cho gia đình hai bên (5%); đối ngoại (5%); sắm sửa vật dụng thiết yếu trong nhà (5%); vui chơi và giải trí (5%)… Tùy vào mục tiêu của cặp đôi mà các con số trên có thể thay đổi. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là 3 hạng mục: chi tiêu hàng tháng, tiết kiệm cho tương lai và đảm bảo sức khỏe các thành viên trong gia đình. Lưu ý trên đây chỉ là công thức đơn giản nhất cho các cặp đôi mới cưới. Khi cả hai có kế hoạch sinh con thì cần có một bản ngân sách chi tiêu và tiết kiệm hoàn toàn mới cho phù hợp nhé.

Bình luận

Viết Đánh Giá

Chưa có bình luận nào