Thanh toán

Sự khác biệt giữa đám cưới Hà Nội và đám cưới Sài Gòn

Đăng bởi Marry Doe - 04/04/2017   |   Lượt xem: 7169

Có bao giờ các bạn thắc mắc đám cưới Hà Nội và đám cưới Sài Gòn có khác nhau không? Hãy cùng xem bài viết dưới đây nhé, sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn đấy, nhất là các bạn kết hôn với người khác miền nè.

Chỉ riêng việc tổ chức một đám cưới thôi đã nói lên những đặc điểm thú vị trong văn hóa giữa hai miền đất nước. Lễ ăn hỏi Mâm lễ hỏi của Hà Nội và Sài Gòn khá tương đồng Hà Nội: Trong lễ ăn hỏi của người Hà Nội thường có mâm bánh cốm, bánh su sê, có nơi còn là bánh nướng, bánh dẻo. Lễ ăn hỏi của người Hà Nội thường tổ chức nhỏ trong phạm vi gia đình. Sài Gòn: Cũng là các thứ sính lễ như trà, bánh, nhưng lễ ăn hỏi của người miền Nam thường tổ chức lớn hơn, khách mời cũng đông hơn. Đưa thiệp mời Người Nội khá câu nệ việc gửi thiệp mời, còn người Sài Gòn thì không Hà Nội: Đối với họ hàng, người Hà Nội thường chú ý đến tận nhà mời cưới. Khi mang thiệp đến nhà người thân, bạn bè, một số gia đình còn mang theo bánh, chè sen trong lễ hỏi đến biếu. Sài Gòn: Người Sài Gòn không câu nệ lắm trong chuyện mời đám cưới. Thường họ chỉ phát thiệp, có khi còn mời luôn qua điện thoại. Ăn cưới Hà Nội ăn cỗ buổi trưa, Sài Gòn nhậu lai rai đến tối Hà Nội: Người Hà Nội hay ăn cỗ buổi trưa để cho cô dâu, chú rể và khách khứa đỡ mệt mỏi. Lúc đón dâu ban sáng xong là ra nhà hàng đã đặt trước ăn uống. Khách đến thấy chỗ nào trống thì ngồi vào chỗ đấy, ăn rất nhanh rồi rút lui gọn ghẽ. Sài Gòn: Miền Nam thì hay ăn cỗ chiều. Lý do là để tiện cho việc nhậu. Khách được chia theo bàn, những người có quen biết xếp vào cùng một chỗ. Vì chén chú, chén anh nhiều nên người Sài Gòn ăn cỗ cưới cũng lâu hơn, chừng 4 - 5 tiếng mới xong. Váy cưới Cô dâu Hà Nội ít thay váy cưới trong suốt buỗi lễ Hà Nội: Cô dâu miền Bắc ít thay váy cưới, chỉ mặc một bộ váy từ lúc đón dâu, khi vào tiệc chính đến tận lúc cuộc vui kết thúc. Thậm chí có cô dâu còn mặc áo dài đơn giản cho tiện việc đi lại, mời khách. Sài Gòn: Cô dâu miền Nam, nhất là người Sài Gòn thay vài bộ váy trong tiệc cưới, có cô dâu thay tới 5 bộ. Nhiều khi khách chẳng kịp nhìn mặt cô dâu vì cô dâu lúc nào cũng bận... thay váy. Âm nhạc Khách khứa miền Nam thích lên sân khấu hát tặng cô dâu, chú rể Hà Nội: Trong lễ cưới của người miền Bắc thường ít hát nhạc sống, có chăng là nhà hàng tổ chức sẽ mời ca sĩ của họ tới hát quan họ, dân ca. Khách khứa cũng chẳng mấy khi để ý đến ca sĩ hát trên sân khấu. Sài Gòn: Với bản tính nhiệt tình, trong lễ cưới của người miền Nam, khách khứa thường lại rất hào hứng lên sân khấu hát mừng cô dâu, chú rể. Dù hát không hay nhưng nhiều người vẫn lên hát mừng hạnh phúc đôi trẻ. Quà mừng Đi ăn cưới, người miền Bắc mừng tiền, người miền Nam mừng quà Hà Nội: Ở miền Bắc, hầu hết người đi dự đám cưới thường mừng “phong bì” cho tiện. Độ “dày” của phong bì sẽ tùy thuộc vào mức độ thân sơ đối với gia chủ. Sài Gòn: Trong miền Nam, người thân, họ hàng của cô dâu chú rể lại hay mua trang sức bằng vàng để mừng đám cưới đôi trai gái. Nguồn phunutoday

Bình luận

Viết Đánh Giá
N
nét riềg biệt của từng vùng miền
N
Qua chuẩn luôn,moi miễn moi khác, nếu ma giong nhau thi dấu con gọi la nét day trung cua moi mien
N
mỗi miền có phong tục cưới riêng biệt, nhưng chung 1 điểm vẫn là sự yêu thương giữa 2 người và sự vui mừng của gia đình và ạn bè.
N
Rất hay . Mình cũng muốn có những hình ảnh vậy để làm kỷ niệm
L
Chuẩn luôn, 2 đầu đất nước cũng khác nhiều sự khác nhau
P
Đám cưới trong nam cầu kỳ thật!
T
Moi vung mien co phong tuc tap quan khac nhau . Noi chung co cai phong phu va da dang cua moi vung
T
Moi vung mien co phong tuc tap quan khac nhau . moi cho co moi diem khac nhau .
N
Bai viet rat hay va phong phu
N
Mỗi nơi có một phong tục riêng mà.