Thanh toán

Tại sao có thói quen tay đeo nhẫn cưới ngón áp út bên trái

Đăng bởi - 10/02/2017   |   Lượt xem: 4183

Nhẫn cưới được xem là kỷ vật thiêng liêng trong ngày trọng đại của cô dâu, chú rể trao cho nhau. Tập tục chọn tay đeo nhẫn cưới là ngón áp út của bàn tay trái phổ biến ở nhiều nền văn hóa. Có khi nào chúng ta thắc mắc tại sao lại phải như vậy?

Bạn để hai bàn tay đối diện, gập ngón giữa lại và áp sát vào nhau rồi cho hai bàn tay mở ra nhưng các ngón còn lại chống vào nhau ở đầu mút ngón. Bạn sẽ thấy các ngón cái, trỏ, út đều dễ dàng tách ra nhưng riêng hai ngón áp út lại không thể rời. Đây là cơ sở để người Trung Quốc đưa ra một cách giải thích rất thú vị và thuyết phục về lý do nhẫn cưới đeo ở ngón tay áp út.
Chú rể thường trao nhẫn vào ngón áp út cho cô dâu trong ngày cưới. Chú rể thường trao nhẫn vào tay đeo nhẫn cưới trái, vị trí ngón áp út cho cô dâu trong ngày cưới

Tại sao tay đeo nhẫn cưới là ngón áp út của bàn tay trái?

Theo quan niệm phương Đông, người Trung Quốc cổ quan niệm rằng 5 ngón tay trên một bàn tay mang 5 ý nghĩa:
  • Ngón cái là cha mẹ.
  • Ngón trỏ là phần bạn bè anh em.
  • Ngón giữa tượng trưng cho chính bạn.
  • Ngón áp út chính là người mà mình yêu.
  • Ngón út ý nghĩa dành cho con cái.
Bạn có thắc mắc tại sao hai ngón áp út lại không thể rời không? Cùng Marry giải đáp thắc mắc này nhé! Đó là vì bạn cùng người bạn đời được số phận mang đến với nhau để hòa quyện, gắn bó không thể tách rời suốt cả cuộc đời, cho dù tất cả thế giới này bỏ hai bạn ra đi và cuộc sống của hai người có trải qua bao thăng trầm, ngọt đắng đến thế nào đi nữa. Còn ở phương Tây, người La Mã xưa tin rằng, các tĩnh mạch của ngón tay thứ tư trên bàn tay trái được nối trực tiếp đến trái tim một người. Với niềm tin này, họ gọi đây là "tĩnh mạch của tình yêu". Chính vì ý nghĩa này mà ngón tay áp út bên tay trái được cả Á lẫn Âu ngầm công nhận là ngón tay đeo nhẫn và được tất cả cô dâu chú rể áp dụng.
Không thể để chiếc nhẫn cản trở cánh tay chủ đạo của bạn, điều đó còn tránh gây trầy xước và hư hỏng cho chiếc nhẫn cưới quý giá. Không thể để chiếc nhẫn cản trở cánh tay chủ đạo của bạn, điều đó còn tránh gây trầy xước và hư hỏng cho chiếc nhẫn cưới quý giá.
Nhưng trước nay không hề có bất kì luật lệ nào qui định rằng bắt buộc phải tay đeo nhẫn cưới trên ngón áp út bên trái, việc đeo nhẫn hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi cá nhân. Hầu hết các nước ở Trung và Bắc Âu, tay đeo nhẫn cưới là ngón áp út tay phải. Các quốc gia như Áo, Đức, Phần Lan và Đan Mạch người ta ít khi đeo nhẫn cưới theo truyền thống. Đặc biệt ở Đức người ta trao cho nhau một băng tay vàng vào tay trái trước hôn lễ sau đó họ chuyển sang tay phải và xem nó như biểu tượng của sự đoàn kết. Bên cạnh các yếu tố tinh thần, đeo nhẫn cưới vào ngón áp út cũng liên quan đến vấn đề về sức khỏe, chứng viêm khớp có thể gây khó khăn khi đeo và tháo nhẫn, để hạn chế các vấn đề đó, chiếc nhẫn cưới thường được đeo trên ngón thứ tư.

N.Ngân

Bình luận

Viết Đánh Giá
P
Trước đây mình cũng có tìm đọc thông tin về việc đeo nhẫn cưới ngón nào là chuẩn, là phù hợp. Nhưng đúng là điều này còn phụ thuộc vào quan niệm của mỗi người. Với mình, đeo nhẫn cưới vào ngón áp út ở bàn tay trái là thích nhất vì đó là đường đi trái tim gần và nhanh nhất!