Thanh toán

5 tiêu chí cô dâu nhất định phải xem xét trước khi lựa chọn đơn vị phóng sự cưới để không hối hận

Đăng bởi Marry Doe - 15/05/2020   |   Lượt xem: 8852
Đám cưới là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của một con người. Chắc chắn rằng cô dâu – chú rể nào cũng luôn muốn lựa chọn dịch vụ tốt nhất cho ngày cưới của mình. Tuy nhiên, dịch vụ cưới là kiểu dạng dịch vụ mà các bạn chỉ có thể sử-dụng-1-lần-duy-nhất-trong-đời, không có cơ hội làm lại lần thứ hai cũng như không có cơ hội “rút kinh nghiệm” nên các dâu rể rất thường bị “mắc bẫy” các đơn vị dịch vụ không uy tín. Điều này khiến cho ngày vui lại bỗng chốc trở thành bực bội. Vì vậy, hãy lựa chọn thật kĩ đơn vị phóng sự cưới cho ngày cưới của mình. Dưới đây là 5 tiêu chí mà nên xem xét khi lựa chọn các đơn vị phóng sự cưới. Đầu tiên, hãy lựa chọn từ 5 đến 7 đơn vị phóng sự cưới bạn thích nhất. Sau đó dùng 5 tiêu chí này để cân nhắc, rút lại còn 3 và cẩn thận suy nghĩ để chọn lựa đơn vị cuối cùng mà bạn cảm thấy xứng đáng nhất!

1. Chi phí

Mình tin chắc “Chi phí” sẽ là vấn đề tiên quyết mà các bạn quan tâm. Đa số các post trên Hội đều tìm các đơn vị phóng sự “có tâm – có tầm – CHI PHÍ PHẢI CHĂNG”. Nhưng mình thấy khoản “phải chăng” này khá khó để có thể đánh giá chính xác. Ông bà mình hay nói, tiền nào của đó. Vì vậy, thay vì tìm kiếm chung chung như vậy, bạn hãy suy nghĩ thật kĩ về mức chi phí mình có thể dành cho dịch vụ này. Sau đó, tìm các đơn vị cung cấp dịch vụ đáp ứng mong muốn của bạn trong tầm giá đó. Bên cạnh đó, nếu “hầu bao” của mình không nhiều, thì bạn cũng đừng quá đòi hỏi sản phẩm mình nhận được sẽ phải ở  mức hoàn hảo quá đáng. Ý mình chính là có nhiều cô dâu xem hình ảnh/video của một đơn vị phóng sự có tiếng Sau đó  lại mang những hình ảnh/video đó cho đơn vị khác xem và yêu cầu thực hiện y chang nhưng với mức giá thấp hơn. Đơn vị đó cũng thực hiện và cuối cùng sản phẩm lại không đúng như mong đợi của cô dâu. Vậy ai đúng ai sai? Câu trả lời đó là cả hai. Nếu giữa các đơn vị bạn chọn có chênh lệch giá cả từ 5 – 7 triệu, đừng vội hết hồn hay loại bỏ đơn vị đó mà hãy cứ ghi chú lại nếu bạn cảm thấy thật sự thích hình ảnh/video trên trang fanpage của họ. Bở biết đâu sự chênh lệch đó sẽ được bù lại bằng nhiều “dịch vụ cộng thêm” mà bạn đang cần thì sao? Lúc tham khảo chi phí, hãy tìm hiểu và ghi thật kỹ chi phí của từng hạng mục trong package để dễ so sánh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hỏi về sản phẩm được nhận và các chi phí có-thể-phát-sinh trong và sau ngày cưới như: - Chi phí phát sinh nếu muốn chỉnh thêm ảnh phóng sự - Chi phí phát sinh rửa ảnh truyền thống 13x18cm - Chi phí phát sinh in thêm trang album Phóng sự - Chi phí phát sinh cho việc đi tỉnh - ăn ở - đi lại - Chi phí phát sinh nếu bạn có Lễ nhà thờ/ After Party

2. Phong cách/Tone màu

Mỗi media team hoặc studio thường có một phong cách riêng. Từ phong cách chụp ảnh cho đến phong cách dựng phim, tone màu ảnh hay video cũng vậy. Vì vậy, hãy lựa chọn thật kĩ phong cách và tone màu mà bạn yêu thích. Hiện tại, trên thị trường đang có 03 tone màu chính.

Tone ấm

Chọn phóng sự cưới tone ấm Marry Đây là tone khá phổ biến, hầu như media team nào cũng sở hữu cho mình một bộ ảnh tone này.

Tone trong sáng

Chọn phóng sự cưới tone trong sáng Marry Theo ý kiến cá nhân mình thì tone này khá “nịnh mắt” và lâu lỗi thời hơn các tone khác.

Tone tây

Chọn phóng sự cưới tone tây Marry Chọn phóng sự cưới tone tây Marry Tone này có màu khá trầm và thường thì khi apply lên da của các đám cưới có cô dâu/chú rể người nước ngoài trông sẽ hài hoà hơn. Vì sắc tố da của người Việt và người nước ngoài rất khác nhau, nên nếu cả hai bạn cùng toàn bộ khách tham dự đều là người Việt thì việc lựa chọn tone này khá là mạo hiểm. Ngoài ra, tone màu còn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như trang phục, phong cách trang trí của tiệc,… Do đó, hãy cố gắng lựa chọn màu sắc hài hoà với nhau để hình ảnh và video của bạn thật sự đẹp nhất khi lên hình. Ngoài ra, bạn cần kiểm tra lịch xem người chụp bộ ảnh và dựng video mẫu mà bạn xem trên fanpage có trống lịch vào ngày bạn cưới hay không. Nếu được, hãy yêu cầu thợ chụp ảnh đó cho ngày cưới của mình.

3. Đặt câu hỏi

Có rất nhiều bạn chỉ tập trung vào việc check giá các bên, so sánh giá và lựa chọn. Nếu làm như vậy, các bạn rất dễ rơi vào chiếc bẫy “tâm lí giá rẻ” của các nhà cung cấp. Bạn sẽ không tưởng tượng được photo/camera man trong ngày cưới sẽ giúp đỡ bạn được nhiều đến thế nào. Chỉ riêng tác phong làm việc của bạn đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lí của cô dâu, chú rể rồi. Bên cạnh việc vui vẻ và hoạt náo để dâu rể thoải mái tạo kiểu, photo/camera man còn sẽ hỗ trợ bạn trong việc hướng dẫn các nghi lễ, các hoạt động trong ngày cưới nếu bạn và gia đình không biết. Vì vậy, hãy đặt cho các đơn vị cung cấp dịch vụ từ 3 đến 5 câu hỏi liên quan đến việc quay chụp/nghi lễ trong ngày cưới của bạn. Thông qua đó, bạn sẽ cảm nhận được sự hiểu biết và nhiệt tình của đơn vị dịch vụ. Đối với các team media/ studio lớn, người tư vấn cho bạn là các tư vấn viên và chụp ảnh lại là một người khác, hãy hỏi thật kĩ rằng bạn có được trò chuyện trước với photo/camera man trong ngày cưới của bạn hay không và sẽ được trò chuyện trước ngày cưới bao lâu?

4. Yêu cầu thêm hình ảnh/video reference

Hãy yêu cầu thêm hình ảnh/ video reference của đơn vị đó để bạn tham khảo và tốt nhất là những hình ảnh/video chưa hề được đăng tải lên fanpage. Khi đăng bài lên fanpage, chắc chắn các đơn vị sẽ lựa chọn những đám cưới cực kì đẹp và hoành tráng,… Tuy nhiên, chưa chắc các hình ảnh/video còn lại cũng sẽ như vậy. Đừng hi vọng quá nhiều mà hãy đánh giá những hình ảnh/video đó một cách thật sự khách quan. Ví dụ như hình ảnh/video thật cũng có phong cách/tone màu gần giống trên fanpage là ổn rồi. Thông qua đó, bạn sẽ so sánh được “độ cân bằng” về các sản phẩm của đơn vị đó.

5. Đọc review

Có một cái bẫy ít ai biết đó là một số fanpage dùng tài khoản ảo để seeding mục “đánh giá” trên fanpage của họ nhằm mục đích tạo sự uy tín. Vì vậy, để tránh rơi vào cái bẫy này, hãy đọc review và dành chút thời gian để xem qua trang cá nhân của cô dâu đang review. Nếu đó là tài khoản thật, đăng bài bình thường thì chúc mừng bạn, bạn đã tìm được một đơn vị khá ổn rồi đó. Còn có một cách trực tiếp và trực quan hơn đó là sử dụng thanh “Tìm kiếm” trên Hội của mình. Hãy gõ tên đơn vị vào và tìm kiếm review của các cô dâu đi trước xem chúng có đúng như lời tư vấn của các đơn vị hay không. Cuối cùng, sau khi lựa chọn được đơn vị Phóng sự cưới phù hợp rồi, bạn hãy đọc thật kĩ hợp đồng trước khi kí: - Kiểm tra và bổ sung các điều khoản trong package mà bạn đã lựa chọn. - Ghi chú toàn bộ chi phí phát sinh (nếu có) - Chú ý thời gian làm việc - thời gian thanh toán - thời gian bàn giao sản phẩm - Đọc kĩ các điều kiện - phụ lục có trong hợp đồng Đối với các loại hình dịch vụ hữu hình như váy cưới, thiệp cưới, nhà hàng tiệc cưới, trang trí tiệc cưới, các bạn có thể trực tiếp nhìn thấy tận mắt mà kiểm tra chất lượng một phần nào đó. Nhưng Phóng sự cưới lại khác, đây là một loại hình mang tính chất thiên về “nghệ thuật” và khá khó để kiểm nghiệm chính xác chất lượng. Bên cạnh đó, đây là dịch vụ mang giá trị tinh thần rất cao khi sau một năm chuẩn bị, sau ngày cưới mệt nhoài thì thứ bạn mong chờ nhất sau đám cưới đó chính là những bức ảnh, thước phim. Vì vậy, mong rằng 5 tiêu chí ở trên sẽ giúp các bạn có cơ sở hơn trong việc tìm kiếm các đơn vị Phóng sự cưới. 5 tiêu chí trên đây đều là dựa theo kinh nghiệm và quan điểm cá nhân của mình, nếu có sai sót gì thì mong các bạn có thể bỏ qua. Nếu các nàng hoặc các nhà cung cấp dịch vụ có thêm các tiêu chí nào xịn xò hơn thì hãy đóng góp thêm để các cô dâu của chúng ta sẽ có những lựa chọn thông minh và tìm được đơn vị tốt nhất cho ngày cưới của mình. Bên dưới bài này mình đã kẻ sẵn 01 bảng biểu đầy đủ cả 5 tiêu chí này. Bạn chỉ cần in ra hoặc làm lại lên file excel và ghi nhận xét của mình vào là được. Chọn đơn vị phóng sự cưới Marry Cảm ơn các bạn đã đọc hết bài của mình.
Linh Phụng

Bình luận

Viết Đánh Giá

Chưa có bình luận nào