Đăng bởi Marry Doe - 18/12/2019 | Lượt xem: 1328
Hiện nay tiểu đường thai kỳ đang có chiều hướng gia tăng do tỷ lệ béo phì, đái tháo đường type 2 ở người trẻ tăng lên và đề kháng insulin trong hội chứng buồng trứng đa nang. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường của các tế bào trong cơ thể. Và là nguyên nhân gây ra lượng đường cao trong máu, việc này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe mẹ và bé. Điều trị tiểu đường thai kỳ như thế nào là nỗi băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu.
Nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ?
Sự thay đổi hormone trong cơ thể
Trong quá trình mang thai, nhau thai tiết ra các chất nội tiết giúp cho thai nhi lớn lên và phát triển. Tuy nhiên, một số chất nội tiết này ngăn chặn chức năng hoạt động của insulin của người mẹ gây tình trạng bị kháng insulin. Từ đó khiến lượng đường trong máu tăng lên.
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường của các tế bào trong cơ thể
Nếu cơ thể người không thể sản xuất thêm lượng insulin cần thiết. Hoặc còn bị kháng insulin thêm nữa sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ.
Chế độ ăn uống
Việc thai phụ ăn quá nhiều thực phẩm sau đây sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh:
-
Thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột. Loại thực phẩm này sẽ làm phá vỡ sự cân bằng đường huyết do insulin trong cơ thể không thể chuyển hóa hết lượng đường nạp vào.
-
Thức ăn chứa nhiều Carbonhydrates như: bánh mì, bánh ngọt, cơm, kẹo, đường, nước ngọt,.. Chất này sẽ làm lượng đường trong máu tăng một cách nhanh chóng. Khiến mẹ bầu nhanh no và ăn nhiều hơn.
Một số nguyên nhân khác
Bên cạnh đó, một số nguyên khác mẹ bị béo phì, bà mẹ lớn tuổi khi mang thai (> 35 tuổi), gia đình có tiền sử bị tiểu đường cũng là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
>>> Xem thêm: Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là nguy hiểm?
Sự nguy hiểm của bệnh đối với mẹ và bé
Tiểu đường thai kỳ mang đến nhiều nguy cơ cho mẹ và sự phát triển của bào thai.
Ảnh hưởng đến người mẹ
Tiểu đường thai kỳ mang đến nhiều nguy cơ cho mẹ và sự phát triển của bào thai.
Ảnh hưởng đến con
-
Thai to: làm gia tăng nguy cơ chấn thương cho cả mẹ và bé trong khi sinh. Tiểu đường thai kỳ còn làm tăng nguy cơ phải mổ lấy thai.
-
Thai lưu: đây là biến chứng nặng nề nhất. Tuy nhiên, hiện nay biến chứng này có thể giảm nếu đã chủ động tầm soát đường máu bằng nghiệm pháp tăng đường huyết và theo dõi đường huyết tốt hơn.
-
Hạ đường huyết sơ sinh.
-
Các bất thường bẩm sinh.
-
Tử vong trong thời gian mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối, khi sinh và sau sinh.
Điều trị tiểu đường thai kỳ như thế nào?
Điều trị tiểu đường thai kỳ là việc vô cùng cần thiết để kiểm soát lượng đường trong máu. Nhằm giữ cho thai nhi khỏe mạnh, tránh những biến chứng nguy hiểm trong Dưới đây là một số cách mẹ bầu có thể áp dụng:
Thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu
Các chỉ số đường huyết cần giữ là:
-
-
Đường huyết đói ≤ 5.3 mmol/l
-
Đường huyết sau ăn 1h ≤ 7.8 mmol/l
-
Đường huyết sau ăn 2h ≤ 6.7 mmol/l
Việc kiểm tra đường huyết sẽ giúp mẹ bầu biết được lượng đường trong máu của mình là bao nhiêu để có kế hoạch điều trị thích hợp.
Chế độ ăn uống khoa học
Mẹ bầu nên hạn chế ăn các loại thức ăn chứa nhiều đường và cacbonhidrat bởi chúng sẽ làm mất cân bằng đường huyết.
Thay vào đó, thai phụ nên ăn đa dạng, đủ tinh bột, vitamin và ít chất béo. Bổ sung nhiều thức ăn giàu chất xơ như: trái cây, rau xanh, ngũ cốc,...
Thường xuyên tập thể dục, vận động cơ thể
Việc tập thể dục sẽ giúp làm mẹ bầu giảm lượng đường trong máu bằng cách vận chuyển đường đến các tế bào. Bên cạnh đó, mẹ bầu tập thể dục cũng giúp hạn chế một số triệu chứng như: đau lưng, chuột rút.
Nếu chế độ ăn uống và vận động không đủ để cân bằng đường huyết thì thai phụ sẽ được các bác sĩ cho tiêm insulin để lượng glucozo trong máu trở về mức an toàn.
Những mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên đươc kiểm soát đường huyết chặt chẽ và theo dõi thường xuyên sự phát triển của thai nhi để phát hiện sớm, kịp thời những biến chứng để có những biện pháp can thiệp thích hợp, hiệu quả. Nếu còn thắc mắc gì, mẹ bầu có thể gọi tới đến tổng đài 1900 1806.