Thanh toán

Triệu chứng và biến chứng bệnh quai bị ở trẻ em

Đăng bởi Marry Doe - 29/12/2019   |   Lượt xem: 1044

Quai bị ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm dễ lây qua đường hô hấp. Có thể gây ra những biến chứng rất nghiêm trọng. Những triệu chứng sẽ được trình bày chi tiết trong bài viết dưới đây.

Thế nào là bệnh quai bị?

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm do virus làm sưng tuyến nước bọt và gây đau. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh còn có thể gây viêm tuyến sinh dục, màng não, viêm tụy và một số biến chứng khác nếu không điều trị kịp thời.

Quai bị ở trẻ em là một tình trạng không hiếm gặp. Tuy nhiên với các bé dưới 1 tuổi thì khả năng bị lây nhiễm thấp hơn, do vẫn còn kháng thể tốt từ mẹ.

Những triệu chứng của bệnh

Trong thời gian bệnh ủ mầm và phát triển, trẻ sẽ có dấu hiệu khó chịu, không thoải mái trong người. Vào thời điểm này, má của trẻ sẽ sưng lên. Đồng thời, trẻ cũng sẽ cảm thấy đau khi nuốt, nói, nhai, hoặc uống nước có tính axit.

Dưới đây là một vài triệu chứng bệnh quai bị thường gặp:

  • Đau mặt hoặc 2 bên má.
  • Đau khi nhai hoặc nuốt.
  • Sốt cao, từ 38 - 40 độ, kéo dài khoảng 3 đến 4 ngày.
  • Mệt mỏi, đau đầu, nhức tai.
  • Sưng hàm hoặc sưng tuyến mang tai.
  • Sưng má. (Một bên hoặc cả hai bên)
  • Đau tinh hoàn, sưng bìu.

Nếu nhận thấy trên cơ thể trẻ xuất hiện một vài triệu chứng trên, cha mẹ hãy đưa trẻ đến đơn vị y tế gần nhất để con được các bác sĩ khám và có phương hướng chữa bệnh kịp thời. Kết hợp với chăm sóc tại nhà để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.

Biến chứng của bệnh quai bị

Khi trẻ có những biểu hiện của các triệu chứng trên mà cha mẹ không phát hiện, hoặc chữa trị không đúng cách, trái khoa học. Bệnh sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sau này của trẻ.

Một vài biến chứng nếu không được điều trị đúng cách:

  • Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: sốt cao, sợ lạnh, nhức đầu, nôn ói, đau bụng, tinh hoàn cứng, sưng to, đau nhức, da bìu đỏ. Có thể gây ra vô sinh.
  • Viêm màng não: xuất hiện sau khi viêm tuyến mang tai. Biểu hiện: sốt cao, nhức đầu, ói mửa, rối loạn hành vi, co giật, cổ cứng.
  • Viêm tụy cấp: thường ở mức độ nhẹ, không triệu chứng, nhưng tạo nang giả, tiểu đường, suy tụy.
  • Viêm não, bệnh chàm. Ảnh hưởng đến một vài cơ quan và thính lực của trẻ.

Do đó, trẻ cần phải được điều trị sớm, kịp thời để tránh những hậu quả không mong muốn. Cha mẹ cũng nên bổ sung cho mình thêm kiến thức về điều trị bệnh quai bị ở trẻ em để sẵn sàng trước mọi tình huống.

Cách phòng bệnh cho trẻ

Để giữ cho con có một sức khỏe thật tốt, ổn định, giảm nguy cơ lây nhiễm quai bị. Cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản sau:

  • Tránh, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với người bị bệnh.
  • Nếu bị bệnh, hãy cách ly để tránh lây nhiễm cho người xung quanh.
  • Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi chăm sóc bé. Hướng dẫn con che miệng khi ho, hắt xì. 
  • Tiêm phòng vaccine đầy đủ các bệnh theo lịch cho trẻ.
  • Tiêm vaccine 3 trong 1 (Sởi - Quai bị - Rubella): tiêm lúc 12 -15 tháng, nhắc lại liều 2 lúc 4 - 6 tuổi. 
  • triệu chứng và biến chứng bệnh quai bị ở trẻ em

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Cha mẹ nên lưu lại những biện pháp này để thực hiện phòng ngừa cho con mình. Giữ con luôn khỏe mạnh và phát triển chuẩn theo khoa học. 

Trên đây là thông rất hữu ích về những triệu chứng, biến chứng và cách phòng quai bị cho trẻ. Cha mẹ hãy luôn trang bị thêm kiến thức, hiểu biết để chăm sóc con mình đúng cách và chuẩn khoa học. Nếu cha mẹ còn thắc mắc, hãy liên hệ 1900.1806 để được đội ngũ các bác sĩ Nhi khoa Bệnh viện Đa khoa Phương Đông giải đáp thắc mắc nhé.

Bình luận

Viết Đánh Giá

Chưa có bình luận nào