Thanh toán

27 tuổi - đừng hoang mang vì chuyến tàu của mình chưa đến

Đăng bởi Marry Doe - 31/08/2016   |   Lượt xem: 5433

Hãy cứ tự tin với tuổi 27 của mình! Chuyến tàu của bạn sẽ đến nhanh, đừng vội vã để rồi lên nhầm chuyến. Tôi tin, sự chờ đợi của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng.

Năm 23 tuổi, hai chữ “gái ế” với tôi lúc ấy chỉ là một cách nói cho vui mồm. Miệng thì than thở với chúng bạn rằng “Tao ế thật rồi mày ạ”, nhưng trong thâm tâm tôi chưa bao giờ nghĩ mình ế. Ế cái gì chứ, mới 23 tuổi, còn trẻ chán. Năm 25 tuổi, bạn bè lần lượt đi lấy chồng. Các bạn thi nhau đăng ảnh cưới,rủ nhau chụp ảnh cưới như là  được tháng vậy nhìn mà lòng nao nao đôi chút và cảm thấy bắt đầu lo lắng rồi nhưng biết kiếm ai yêu nói yêu đại 1 người mà cũng không có được. Lần này, hai chữ “gái ế” không còn phát ra từ miệng tôi nữa. Bố mẹ, bạn bè, hàng xóm, thậm chí cả bà bán xôi ở đầu ngõ luôn bắt đầu câu chuyện với tôi bằng chữ “ế”. Tôi nghe xong thì gật đầu lia lịa, miệng cười ngoác tận mang tai “Biết rồi, khổ lắm nói mãi”. Còn trong tâm thì nghĩ: “Gớm, hội F.A vẫn còn đông vui lắm, xoắn gì”. Chuyến tàu của bạn sẽ đến nhanh thôi, đừng vội vã để rồi lên nhầm chuyến. Năm 26 tuổi, tôi bắt đầu thấy lo lắng vì hai chữ đáng ghét “gái ế”. Thành viên hội F.A lần lượt công khai quan hệ trên Facebook và từng đôi một, từng đôi một đeo gông vào cổ nhau. Nụ cười kéo dài đến tận mang tai của năm 25 tuổi được thay thế bằng cái cười mỉm xã giao kèm một ánh mắt khó chịu mỗi khi có ai nhắc đến “gái ế” và “lấy chồng. Quay lại tôi nhìn các bạn tôi lấy chồng gia đình đánh nhau cãi nhau viết đơn ly dị tôi lại thấy mình có công việc rồi lấy chông nhìn các bạn mình như vậy gê quá. Lấy chồng mà như tra tấn vậy. Cứ tự an ủi mình bằng những cách như vậy và số bạn bè ly hôn chồng. Năm 27 tuổi, tôi hoảng hốt thật sự và giật mình thon thót. Cái hội F.A vốn đông vui là vậy, ngoảnh đi ngoảnh lại giờ còn mỗi mình tôi. Có lẽ sự nhạy cảm của cái tuổi 27 khiến tôi trở nên ích kỷ, nhỏ nhen hơn. Mỗi lần nhận được thiếp hồng, lòng tôi lại buồn thêm một chút. Thậm chí, một người lạ huơ lạ hoắc trên Facebook thay đổi trạng thái “in a relationship with…” cũng khiến tôi đang tươi như hoa bỗng dưng héo rũ. “Kén cá chọn canh, loanh quanh dẫm phải…. đấy con ạ”, “Kén vừa thôi, chọn đại một anh không cần đẹp trai, nghề nghiệp ổn định, tính ổn ổn là được”, “Mày không lấy chồng mấy năm nữa là bị hâm đấy”…
Trong lúc chờ chữ duyên đến, hãy tận hưởng cuộc sống, hãy làm những gì bạn muốn, hãy sống một cuộc sống trọn vẹn Trong lúc chờ chữ duyên đến, hãy tận hưởng cuộc sống, hãy làm những gì bạn muốn, hãy sống một cuộc sống trọn vẹn
Tôi bị căng thẳng thật sự khi mỗi lần muốn đi cà phê chẳng thể tìm được một ai trong danh bạ điện thoại. Lúc buồn, cần người tâm sự tôi cũng không dám gọi cho ai vì đoán lúc này chắc nó “đang nằm cạnh thuê bao khác”. Hoảng sợ, tôi thúc giục nhờ người mai mối. Có thời gian, một tuần tôi đi xem mặt tới 3 lần. Nhiều khi thấy gồng mình mỏi mệt, nhưng rồi tôi lại sợ cái chữ “gái ế” và tôi lại cố. Rồi thì, cuối cùng tôi cũng gật đầu đồng ý lấy một anh trong sự hân hoan, thở phào nhẹ nhõm của bố mẹ. Sự cưới xin chóng vánh khiến bản thân tôi còn thấy bất ngờ. Từ lúc gặp đến lúc quyết định cưới vỏn vẹn có 2 tháng. Ngày đầu tiên anh đến nhà tôi cũng là ngày bố mẹ anh đến bỏ trầu. Khi thông báo cho lũ bạn, chúng không tỏ ra ngạc nhiên, chỉ hỏi han về nghề nghiệp, gia đình chú rể xong phán “thế là ổn, cưới được”. Thế nên, tôi lúc ấy đã bỏ hết mọi băn khoăn và thấy chuyện quen rồi cưới trong vòng 3 tháng cũng dần trở nên… bình thường. Một đám cưới và một đời chồng chính là cái giá mà tôi phải trả cho sự vội vã của mình. Chồng tôi, hơn tôi 10 tuổi, làm trong quân đội. Ấn tượng về người đàn ông chững chạc, mạnh mẽ, quyết đoán trong những lần trò chuyện ngắn ngủi hóa ra chỉ là vẻ bề ngoài của một người chồng gia trưởng, giáo điều. Động phòng xong, trước khi đi ngủ, chồng tôi không quên nghiêm mặt dặn dò tân nương: “Mai em phải dậy từ 5h sáng. Không cần biết trước kia thế nào, nhưng về nhà này thì phải theo gia phong nhà này”. Tôi ngây thơ, thật thà nói: “Sao dậy sớm thế. Chẳng có gì mà phải làm thế nọ thế kia cả”. Chồng tôi bỗng đổi sắc mặt, nhưng không nói gì, nằm quay lưng lại với tôi. Sáng hôm sau tôi dậy, đi xuống nhà đã thấy chồng, bố mẹ chồng ngồi ở bàn đợi tôi. Vừa nhìn thấy tôi, bố chồng dắt tôi lên bàn thờ gia tiên, bảo tôi nhận lỗi với tổ tiên nhà chồng. Tôi run run không hiểu chuyện gì xảy ra, đầu óc trống rỗng, làm theo như cái máy. Xong xuôi, tôi ngồi im nghe mẹ chồng trút cơn thịnh nộ: “Cô về nói với ông bà bên nhà, lần sau mà còn nói năng với chồng như tối qua thì tôi lót lá trả cô về nhà bên đấy”. Từ lúc ấy, tôi biết tôi đã mắc sai lầm. Về nhà chồng, tôi không được quyền lên tiếng bất kì điều gì. Các quyết định nhỏ nhất từ việc đi chợ nấu ăn, mua sắm đồ đều do bố mẹ chồng và chồng quyết định. Tôi đi làm, có lương, nộp tiền ăn đàng hoàng nhưng lúc nào cũng có cảm giác mình là kẻ ăn nhờ ở đậu. Tôi bầu bí nhưng chẳng được mấy bữa thịt, cá. Có hôm thèm quá, phải đến nhà đứa bạn nhờ nó nấu cho ăn. Ấy vậy mà chồng gọi điện về nhà mẹ vợ thì lúc nào cũng khoe vợ con không phải làm gì cả, hôm nào cũng mua cua biển, tôm biển về tẩm bổ cho vợ con. Lúc đầu tôi còn tức, ấm ức nhưng nói chẳng ai tin nên tôi cũng thôi, chẳng buồn nghĩ đến. Khi tôi mang bầu tháng thứ 8, chồng tôi không may bị ngã xe. Vết thương không nặng nhưng phải đến bệnh viện kiểm tra thường xuyên. Mẹ chồng tôi đã yêu cầu tôi phải lấy xe máy chở chồng đi (bà sợ đi taxi tốn tiền).
Đừng vì cô đơn mà chọn nhầm một người Đừng vì cô đơn mà chọn nhầm một người
Tôi - mang bầu 8 tháng, sắp đẻ đến nơi, người thì cũng không khỏe mạnh gì cho cam, trời tháng 7 thì nắng như đổ lửa, ngày ngày đi làm, đi về nhà rồi lên bệnh viện. Được 1 tuần, tôi chịu không nổi, vừa mở miệng ra nói với mẹ chồng đã bị mắng xối xả: “Chồng cô mà cô không biết thương à. Thế cô không đèo định để ai đèo. Để bố chồng cô hầu chắc”. Sinh con xong, tôi bị trầm cảm nặng. Biết là khó nhưng tôi vẫn cố gợi ý với chồng tôi việc vợ chồng ra ở riêng. Thế là con tôi – mới 2 tuần tuổi – đã phải tham gia cuộc họp gia đình mà kẻ tội đồ là mẹ nó: “Chúng tôi bỏ tiền ra làm cỗ, bỏ tiền thuê xe hoa, bỏ tiền cưới cô về cho con trai để bây giờ cô đòi yêu sách à, cô còn lòng tự trọng không?” Từng lời nói như những nhát dao đâm vào tôi, còn người đàn ông tôi gọi là chồng đứng đó, thờ ơ, coi những gì tôi đang chịu là lẽ hiển nhiên. Có lẽ, điều tôi không thấy hối hận nhất trong cuộc hôn nhân sai lầm này là quyết định chấm dứt nó. Khi con tròn 1 tuổi, tôi kiên quyết ly hôn mặc lời đe dọa từ gia đình chồng và những giọt nước mắt của bố mẹ tôi. Tôi đã mắc sai lầm nhưng không thể sống mãi với sai lầm ấy. Sự giải thoát khiến tôi cảm thấy mình đang được sống. Tôi muốn gửi những dòng này đến những cô gái sắp, đang và vừa bước qua tuổi 27 – cái tuổi dễ khiến bạn hoảng hốt và hoang mang khi mang trên mình hai chữ “gái ế”: 27 tuổi không phải là điều gì quá khủng khiếp. Nếu bạn chưa gặp được một người tốt, một người bạn có thể tin tưởng, hãy tiếp tục tìm kiếm. Trong lúc chờ chữ duyên đến, hãy tận hưởng cuộc sống, hãy làm những gì bạn muốn, hãy sống một cuộc sống trọn vẹn. Đừng chạnh lòng khi thấy người ta có đôi có cặp. Hãy cứ tự tin với tuổi 27 của mình! Chuyến tàu của bạn sẽ đến nhanh, đừng vội vã để rồi lên nhầm chuyến. Tôi tin, sự chờ đợi của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng. ST

Bình luận

Viết Đánh Giá
T
duyên tới thì sẽ có người yêu thôi nè
P
Hi sốt ruột là bình thường thôi
P
Bây giờ chẳng ai ế đâu, đừng lo, hãy tim hiều kỹ nè
P
Hãy cứ tự tin bạn nhé, sẽ đến nhahnh thôi
Q
Đôi khi tự bản thân mình cũng thấy sốt ruột lắm chứ bộ, đâu phải chỉ riêng bố mẹ các bạn nhỉ.hiii
Q
Đúng là bây giờ không sợ ế là chỉ sợ chọn nhầm thôi. Nhưng phải công nhận là những cô nàng nào đến ngưỡng tuổi này chưa lập gia đình nhiều khi rất stress và áp lực. Trong thâm tâm nhiều người cũng có ý nghĩ như cô gái trong câu chuyện, cũng muốn tìm được một người đàn ông nào đó và cưới, nhưng đôi lúc chúng ta đã quá vội vàng và mắc sai lầm.