Đăng bởi - 07/11/2022 | Lượt xem: 5514
Việc chọn ngày giờ tốt cho những việc lớn có thể xem là một nét văn hóa đặc biệt của người Á Đông. Người Việt Nam lại càng tin tưởng, vì thế trong thành ngữ có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vậy chọn ngày cưới cần quan tâm những tiêu chí gì?
Chọn nơi xem ngày
Hầu hết các đám cưới đều do cha mẹ hai bên bàn bạc, quyết định ngày giờ. Các bậc phụ huynh sẽ tìm đến các thầy xem tướng số để chọn ngày giúp. Gia đình nhà trai và nhà gái thường xem riêng, sau đó thống nhất với nhau. Không ít cặp đôi xem ngày cưới ở 2 - 3 nơi khác nhau, nên kết quả không đồng nhất. Vì vậy để khắc phục vấn đề này, nhiều gia đình chọn cách cùng đến chùa, nhờ các sư thầy lớn tuổi chọn giúp một ngày đẹp cho cả hai họ. Bởi kính trọng các sư thầy nên xem ngày giờ cưới trên chùa, đa số các gia đình sẽ không xảy ra bất đồng.
Việc xem ngày cưới đối với người Á Đông như là điều mà ông bà mong muốn sẽ giúp cho cặp vợ chồng mới cưới sẽ có cuộc sống an yên và hạnh phúc hơn trong tương lai | Ảnh: Hoa Phi Yen
Cách xem ngày
Quan niệm xưa có câu: “Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”, vì vậy khi muốn tổ chức cưới, hai gia đình thường căn cứ vào tuổi cô dâu. Hầu hết các vị phụ huynh sẽ tránh chọn ngày cưới gả đúng vào năm tuổi Kim Lâu của con gái.
Tùy vào văn hóa của từng địa phương mà gia đình mỗi bên sẽ có cách tính và chọn ngày riêng| Ảnh: Internet
Các năm Kim Lâu được tính như sau:
Phương pháp 1: Tính cả tuổi mụ, nếu số cuối (số hàng đơn vị) là 1, 3, 6, 8, thì phạm tuổi Kim Lâu. Ví dụ: Cô dâu sinh năm 1997, đến năm 2022 tròn 26 (theo tuổi mụ), thì số đơn vị là 6 phạm vào tuổi Kim Lâu.
Phương pháp 2: Lấy số tuổi mụ chia cho 9, nếu chia hết không dư hoặc có số dư nhưng không rơi vào các số 1, 3, 6, 8, thì không phạm vào tuổi Kim Lâu, có thể cưới được và ngược lại. Ví dụ: Cô dâu sinh năm 1997, năm 2022 tròn 26 tuổi (theo tuổi mụ). 26 : 9 = 2 dư 8, phạm tuổi Kim Lâu.
Ngoài ra còn có cách tính khác, lấy tuổi của cô dâu theo lịch âm cộng lại; nếu số cuối cùng là 1, 3, 6, 8, năm đó kiêng cưới xin.
Nếu muốn cưới vào những năm Kim Lâu, phải đợi qua ngày Đông Chí, là ngày rơi vào dịp cuối năm. Ngoài ra, người Miền Bắc cũng kiêng cưới xin vào ngày cuối tháng hay đầu tháng âm lịch, còn người miền Nam kiêng cưới vào ngày rằm, mùng một hay ngày Phật Đản để tránh việc khó sắp xếp thực đơn cho cô dâu chú rể.
Cô dâu chú rể hãy cân nhắc cho thực đơn cưới của mình nếu chọn tiệc cưới vào những ngày rằm, ngày đầu tháng âm lịch, hay lễ Phật Đản bởi đó là những ngày ăn chay nhé | Ảnh: Theviewfromgreatisland
>>> Có thể bạn chưa biết: Trình tự tổ chức lễ đám hỏi và lễ đón dâu cùng ngày
Chọn giờ đón dâu, đãi tiệc
Ở các tỉnh Miền Nam, các cô dâu chú rể mong muốn đãi tiệc vào cuối tuần đề khách mời dễ dàng đi dự tiệc, Tuy nhiên ở Miền Bắc, đa số uyên ương sẽ tùy theo ngày đẹp mà tổ chức, không cần phải cân nhắc đến ngày cuối tuần hay thời gian nghỉ rảnh rỗi, Vì vậy, nhiều đám cưới Miền Bắc tổ chức vào các ngày trong tuần, khi mọi người vẫn còn đi làm.
Văn hóa chính là yếu tố tạo nên điểm khác biệt thú vị trong những lễ cưới của gia đình hai bên. Nếu các cặp đôi vượt được qua rào cản này, MARRY tin việc có một đám cưới suôn sẻ sẽ là điều tất yếu| Ảnh: Nguyễn Việt Hà
>>> Ai hỏi khó có Marry: 11 câu hỏi cần biết khi đặt Nhà hàng tiệc cưới dành cho các cặp đôi
Theo kinh nghiệm trong ngành cưới của MARRY, lời khuyên dành cho các cặp đôi là nên chú trọng tới giờ giấc tổ chức cưới. Các bạn nên chọn ngày cưới cuối tuần, hoặc tổ chức cưới vào buổi tối - thời điểm mà mọi khách mời có thể dễ dàng đến chung vui. Tuy nhiên với những cô dâu chú rể muốn ngân sách tiết kiệm hơn thì thời gian ngày trong tuần, tiệc cuối tuần buổi trưa - chiều sẽ có những gói ưu đãi và tiết kiệm hơn về các địa điểm tổ chức cưới so với ngày cuối tuần.
Các cặp đôi nên chú trọng tới thời gian tổ chức cũng như địa điểm tiệc cưới sao cho phù hợp với số đông khách mời hay cân bằng được ngân sách cưới của mình nhé
Không chỉ chọn ngày cưới, cô dâu chú rể cũng nên chọn giờ đón dâu, đãi tiệc phù hợp. Kế hoạch cưới phổ biến hiện nay là nhà trai đón dâu vào sáng sớm, sau đó tổ chức tiệc cưới ngay buổi tối cùng ngày để thời gian nghỉ giữa hai nghi lễ sẽ thoải mái và đỡ gấp rút cho hai bên hơn.
Một lưu ý nữa đó là cô dâu chú rể cũng nên tránh các ngày lễ, ngày nghỉ để tổ chức cưới. Trước tiên, đặt tiệc vào những ngày này thường không dễ, giá cả bị đắt hơn ngày thường. Quan trọng hơn, đa số mọi người đều đi nghỉ, đi chơi vào dịp lễ, nên nếu cưới vào dịp này, đám cưới của bạn chắc chắn sẽ không đông như những dịp bình thường khác.
>>> Kinh nghiệm cưới: Nàng dâu chia sẻ: Kinh nghiệm đám hỏi ở Miền Tây