Đăng bởi Marry Doe - 10/08/2021 | Lượt xem: 1819
"Các bạn ăn chè đậu đỏ năm trước năm nay có người yêu chưa?" là câu hỏi đã làm bùng lên cả cuộc tranh luận xôn xao về cách thoát ế thoạt nghe đã muốn nghiện này. Từ năm ngoái đến nay, cứ đến Thất tịch là người người nhà nhà order chè đậu đỏ ăn với hi vọng thoát ế mà không biết đó chỉ là một cú lừa.
Ngày lễ Thất Tịch (Mùng 7 tháng 7 Âm lịch) còn có tên khác là ngày "ông Ngâu bà Ngâu" - cách gọi Ngưu Lang - Chức Nữ trong văn hóa Việt Nam. Chính vì thế mà Lễ Thất Tịch gắn liền với sự tích Ngưu Lang Chức Nữ.
Cụ thể, lễ Thất Tịch bắt nguồn từ một truyền thuyết Trung Quốc, kể về một câu chuyện tình buồn giữa chàng Ngưu Lang - một người phàm trần và nàng Chức Nữ - một nàng tiên dệt vải, con gái của Vương Mẫu Nương Nương ở trên trời. Ngưu Lang - Chức Nữ đã có một chuyện tình đẹp nhưng bị buộc phải chia cách vì nàng vốn không phải người phàm trần. Chàng Ngưu Lang chung tình, một mực chờ nàng quay trở lại.
Vương Mẫu cũng cảm động trước tình yêu ấy, vì thế bà đã đồng ý cho họ được gặp nhau mỗi năm một lần vào đúng ngày 7 tháng 7 âm lịch - đó chính là ngày Thất Tịch. Vào ngày này trời thường mưa rả rít cả ngày, người ta gọi đó là mưa ngâu, đồn rằng đó chính là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp lại nhau sau bao ngày xa cách.
Thất Tịch vốn là ngày lễ quan trọng với người phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc. Tuy nhiên khi trào lưu Âu hóa tràn vào kéo theo những ngày lễ như Valentine,... trở nên thịnh hành trong giới trẻ thì cũng đồng thời làm cho những lễ hội truyền thống dần mai mọt.
Cho đến năm 2001, chủ tịch tập đoàn Hồng Đậu là Chu Diệu Đình đã quyết định mang event đặc biệt có tên "Thất Tịch - Hồng Đậu Tương Tư Tiết", sau này đổi thành "Hồng Đậu Thất Tịch Tiết" vào ngày Thất Tịch.
Vốn dĩ “Hồng đậu” theo nghĩa gốc trong bài thơ là một loại, hạt cứng, dùng làm trang sức chứ không ăn được. Nhưng khi đọc cùng âm “hóngdòu” thì lại giống với loại đậu đỏ, vì vậy nó được người ta chọn để ăn vào ngày này nhằm cầu chúc nhiều điều tình yêu đôi lứa, lúc này chưa phổ biến rộng rãi với quốc tế.
Sau đó, vào khoảng 3 năm trước (2019), nick Facebook tên Qing An (một nhân vật khá nổi tiếng trong cộng đồng Hoa ngữ) đăng tải một status với nội dung kêu gọi bạn bè thân thiết ăn đậu đỏ ngày thất tịch để cầu duyên. Chỉ là đăng cho vui những không ngờ ý tưởng thú vị này được hưởng ứng mãnh liệt, lan tỏa tới tận Việt Nam nước ta. Từ đó, trào lưu ăn chè đậu đỏ ngày Thất Tịch nổi lên và được giới trẻ tiếp nhận một cách mạnh mẽ tới tận hôm nay.
Theo quan niệm của nhiều nước, đậu đỏ vốn được xem là một vật mang lại nhiều may mắn bởi màu đỏ tương trưng cho sự tốt lành, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc. Bên cạnh đó nhiều người còn ăn chè đậu đỏ để cầu nhân duyên.
Người ta đồn nhau rằng nếu những cặp đôi yêu nhau ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch (Mùng 7 tháng 7 Âm lịch) thì họ sẽ có một tình yêu bền vững, còn với những người đang lẻ bóng một mình sẽ tìm được ý trung nhân.
Truy tìm nguồn gốc về "tin đồn" ăn đậu đỏ vào ngày Thất tịch sẽ thoát ế trên MXH
Vào thời điểm này năm ngoái, một blogger chuyên đăng tải các bài viết về Hoa ngữ là Q.A trên Facebook đã làm hẳn bài đăng về tục ăn đậu đỏ thoát ế trong ngày đoàn viên của Ngưu Lang Chức Nữ. Lực lượng F.A trên Facebook đông mà? Thế là hàng loạt các fanpage trên Facebook đăng lại bài viết của Q.A.
Trong khi đó, loại đậu mà có thể Q.A hiểu lầm đó chính là đậu tương tư, ở Việt Nam, loại này mọc dại và người ta hay gọi nó là trạch quạch hay muồng cườm. Và tất nhiên, nó chỉ dùng để trang trí chứ không ăn được.
Đậu đỏ thật sự chẳng liên quan gì đến truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ cả.
Nhầm lẫn tai hại này đã khiến Q.A bị cư dân mạng phẫn nộ rất nhiều vì đăng tin giả. Một bộ phận không ít cư dân mạng đến tận bây giờ vẫn tin sái cổ chuyện ăn đậu đỏ thoát ế. Bằng chứng là cả năm ngoái lẫn năm nay, các hàng chè đều đã bán sạch đậu đỏ từ rất sớm.
Khẳng định luôn: Tại Trung Quốc, Thất tịch không ai ăn chè đậu đỏ cả!
Tại Trung Quốc, nơi bắt nguồn truyền thuyết Ngưu Lang - Chức Nữ, nếu bạn search từ khoá đồ ăn ngày Thất tịch trên Weibo hay trang web "hỏi đáp" lớn nhất của đất nước tỉ dân Zhihu, đảm bảo sẽ khó lòng tìm ra được ly chè đậu đỏ nào, thay vào đó, bạn sẽ chỉ thấy hình ảnh của các loại bánh truyền thống và sủi cảo mà thôi.
Cư dân mạng nói gì về tin đồn không có căn cư này?
Nếu muốn có lí do để mời crush dẫn mình đi chơi trong ngày Valentine phương Đông này bằng chuyện rủ đi ăn đậu đỏ cũng là một cách "thả thính" khá đáng yêu. Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận rõ vấn đề đây là "tin giả", việc gán ghép nó một truyền thuyết tất nhiên là điều không nên.
Nhiều cư dân mạng cũng không đồng ý với việc quá nhiều người tin vào lời đồn này:
- Thời đại thay đổi, thay vì ăn chè đậu đỏ, các bạn nên ăn cùng nhau mấy đồ thanh đạm tương tự, kiểu: bún đậu mắm tôm đặc biệt, cút lộn xào me, súp cua, cháo lòng, phá lấu... nhé.
- Tin giả không nên lan truyền, nó rất vô lí đó.
- Từ đậu muồng cườm mà biến nó thành đậu đỏ, không thể hiểu nổi.
- Ăn vì ngon thì được chứ đừng nói ăn đậu đỏ sẽ thoát ế, thời đại nào rồi.
- Ế là do bản thân chứ đâu phải ế vì không có chè đậu đỏ đâu mọi người!
Thật sự nếu ăn chè đậu đỏ mà tìm một nửa còn lại thì đã không có nhiều người lên mạng xã hội than vãn vì chuyện "ế" phải không nào? Tuy nhiên đây cũng là một cơ hội tốt để hội độc thân kiếm tìm cơ hội "thoát ế" và cầu tình duyên đến với mình. Và dẫu có thành sự thật hay không thì chè đậu đỏ vẫn là một món ăn vô cùng tốt cho sức khỏe mà chúng ta nên thử