Thanh toán

Những điều có thể bạn chưa biết về lễ ăn hỏi

Đăng bởi Marry Doe - 20/04/2015   |   Lượt xem: 31407

Theo phong tục người Việt Nam, các cặp đôi trẻ muốn tiến đến hôn nhân cần có đầy đủ những nghi thức lễ nghĩa, trong đó có lễ ăn hỏi là một phần quan trọng không thể thiếu trước khi tổ chức đám cưới mà bất kỳ gia đình nào cũng cần có

Là một trong những nghi thức cơ bản trước khi tổ chức lễ cưới, vậy lễ ăn hỏi có ý nghĩa như thế nào? Có cần hay không cần tổ chức? Hãy tham khảo những kinh nghiệm sau cùng Marry nhé:

Ăn hỏi là gì?

Sau một thời gian hẹn hò, qua lại tìm hiểu nhau và biết gia cảnh hai bên, nhà trai sẽ chính thức mang trầu cau sang hỏi nhà gái xem có đồng ý cho chàng trai cưới cô gái về làm vợ hay không. Dù mang tiếng là “hỏi” nhưng thực chất mọi thứ đã được thỏa thuận từ trước, nhà gái có ngấm ngầm đống ý thì nhà trai mới dám đem lễ qua hỏi. Đây là giai đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: cô gái trở thành "vợ sắp cưới" của chàng trai, và chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gái sẽ chính thức xin nhận làm rể của nhà gái và tập gọi bố mẹ, xưng con.

Ăn hỏi và đính hôn có khác nhau?

Chỉ khác nhau ở tên gọi mà thôi, khu vực phía Bắc gọi là lễ ăn hỏi, khu vực phía Nam và dọc xuống các tỉnh miền Tây gọi là đính hôn. Tuy theo phong tục mỗi nơi và cách thức, lễ vật cũng khác nhưng tóm lại lễ ăn hỏi hay đính hôn được xem như cái mốc đánh dấu mối quan hệ của hai người đã được gia đình công nhận và xem như là phu thê trong tương lai.

Lễ ăn hỏi và đính hôn có gì khác nhau Khu vực phía Bắc gọi là lễ ăn hỏi, khu vực phía Nam và dọc xuống các tỉnh miền Tây gọi là đính hôn

Có thể bỏ qua lễ ăn hỏi không?

Nếu đám cưới không có lễ ăn hỏi vẫn không ảnh hưởng gì nhiều tới việc được thừa nhận về mặt pháp luật, nhưng về yếu tố truyền thống văn hóa ít nhiều sẽ tạo nên điều tiếng không hay. Đặc biệt là với những người lớn tuổi trong gia đình nhà gái, họ sẽ có cảm giác con/cháu gái nhà mình không được nâng niu, trân trọng còn bản thân mình không được nhà trai tôn trọng.

Có nên bỏ qua lễ ăn hỏi Nếu đám cưới không có lễ ăn hỏi vẫn không ảnh hưởng gì nhiều tới việc được thừa nhận về mặt pháp luật nhưng về yếu tố truyền thống văn hóa thì ít nhiều sẽ tạo nên điều tiếng không hay

Ăn hỏi kết hợp với đón dâu, có thể không?

Nếu gia đình cô dâu và chú rể quá cách xa nhau, bất tiện đi lại thì đây chính là một giải pháp tốt để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí. Cả hai nghi thức này có thể tiến hành trong cùng một ngày hoặc lễ ăn hỏi hôm trước, đám cưới hôm sau.

Mặc dù được tổ chức gộp nhưng hai nghi lễ này đều đòi hỏi phải đúng nghi thức và lễ vật, vì vậy nhà trai cũng như nhà gái cần lưu ý để tránh xảy ra những thiếu sót không đáng có.

Lễ ăn hỏi kết hợp đón dâu Nếu gia đình cô dâu và chú rể quá cách xa nhau, bất tiện đi lại thì đây chính là giải pháp tốt để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí

RơmK

Bình luận

Viết Đánh Giá
C
dân gian thường gọi lễ ăn hỏi, hiện đại chút thì gọi là đính hôn
C
đồng ý với bạn, trường hợp không thể tổ chức lễ ăn hỏi thì thôi nếu có thể tổ chức thì nên làm, đúng vì tiết kiệm mà bỏ qua lễ ăn hỏi
C
tất nhiên là được, mình chỉ là thấy tiếc thôi
S
HAY QUÁ
L
Đây là giai đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: cô gái trở thành “vợ sắp cưới” của chàng trai, và chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gái sẽ chính thức xin nhận làm rể của nhà gái và tập gọi bố mẹ, xưng con.
N
Nếu điều kiện không cho phép thì làm gộp ăn hỏi hôm trước, cưới hôm sau luôn cũng được mà bạn.
N
Ở quê mình lễ ăn hỏi không thể thiếu được, dù có tổ chức riêng hay tổ chức trước ngày hôn lễ cũng được nhưng nó là một nghi thức quan trọng, cũng là một cách để thể hiện thái độ của nhà trai với nhà gái nữa
N
Mình cũng thấy nhiều cặp kết hợp luôn ăn hỏi với cưới luôn, hôm trước ăn hỏi, hôm sau đón dâu. Mình thấy thế cũng tiện lợi và không rờm rà
N
Mỗi vùng miền có một cách gọi khác nhau nhưng chung quy lại thì nó vẫn có cùng một ý nghĩa.
J
Bài viết có rất nhiều ý kiến hay và có thể tham khảo được