Đăng bởi Thuận Huỳnh - 27/01/2021 | Lượt xem: 10550
Ở mỗi địa phương và vùng miền, đám cưới sẽ có những nghi lễ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì những thủ tục đám cưới truyền thống Việt Nam đều có những bước cơ bản cần tuân theo. Vì thế, những cặp đôi sắp cưới nhất định phải nắm rõ những bước này để đám cưới của mình được diễn ra thật trọn vẹn và ý nghĩa.
Thủ tục đám cưới truyền thống Việt Nam trước ngày cưới
Trước ngày cưới, sẽ tiền hành rất nhiều thủ tục cưới hỏi như: Dạm Ngõ, Lễ Ăn Hỏi...Vậy các thủ tục cần thực hiện ra sao? Và chuẩn bị những gì?
Trước ngày cưới chính thức sẽ có rất nhiều thủ tục cưới hỏi khác
Lễ Dạm Ngõ
Đầu tiên, Lễ Dạm Ngọ Là một phần quan trọng, không thể thay thế trong lễ cưới hỏi truyền thống của người Việt, nó giúp hợp thức hóa quan hệ hôn nhân của cặp đôi, mối quan hệ gắn bó của hai gia đình.
Lễ dạm ngõ là lễ đầu tiên trong thủ tục của đám cưới truyền thống Việt Nam
Qua nhiều năm với nhiều thay đổi thì lễ dạm ngõ ngày nay có những thay đổi, không còn hoàn toàn theo lối xưa. Không thủ tục và lễ vật quá rườm rà nhưng dường như không thể thay thế đối với người Việt. Được thực hiện đầy đủ song những nghi thức, lễ vật cần chuẩn bị cũng đơn giản đi rất nhiều. Ý nghĩa của nghi thức này sau khi hoàn thành tức là người con gái trở thành người có nơi có chốn, có ước hẹn.
Lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ đính hôn
Nếu như lễ dạm ngõ là thời điểm để hai bên gia đình gặp mặt, đặt vấn đề đi lại cho cặp đôi thì lễ ăn hỏi được coi là nghi thức để thông báo một cách chính thức về sự kết giao của hai gia đình, của hai họ. Tuy rằng mọi nghi thức đều dần được giảm lượt tuy nhiên nó vẫn là nghi thức chính, quan trọng cần được thực hiện đầy đủ.
Miền Bắc gọi đây là Lễ ăn hỏi
Miền Nam gọi là Lễ đính hôn
Sau khi lễ ăn hỏi được hoàn thành thì lúc này cô gái chính thức trở thành vợ chưa cưới của chàng trai. Ngày nay, thông thường lễ vật của lễ ăn hỏi cần được chuẩn bị là cau trầu, cốm, chè, rượu, bánh phu thê, phong bì tiền, trái cây, heo quay,… Trong thực tế thì những lễ vật được chuẩn bị cho lễ ăn hỏi của từng cặp đôi còn phụ thuộc vào phong tục của từng địa phương mà có những điều chỉnh, thay đổi một cách thích hợp nhất. Đặc biệt là số lượng mâm lễ có thể là chẵn hoặc lẻ tùy vào quan niệm của từng vùng miền.
Thủ tục đám cưới truyền thống Việt Nam trong ngày cưới
Khi tổ chức lễ cưới là ngày chính thức trong nghi thức phong tục cưới hỏi của người Việt Nam. Ngày này cần được chuẩn bị kỹ lưỡng, thực hiện chỉn chu với đầy đủ các nghi lễ cần thiết mới giúp hôn lễ được diễn ra trọn vẹn nhất. Trong đó có 3 nghi thức cần đảm bảo thực hiện là:
Lễ xin hôn thực hiện như nào?
Được thực hiện trước giờ đón dâu chính mà hai gia đình đã thống nhất trước đó. Lúc này, mẹ cô dâu cùng một số thành viên trong gia đình mang cơi trầu, chai rượu sang nhà gái báo trước về giờ giấc đoàn đón dâu tới để nhà cô dâu có thể yên tâm và chủ động trong việc chuẩn bị đón tiếp. Ngày nay, thủ tục lễ xin hôn được thực hiện khá đơn giản và gọn nhẹ, không còn quá cầu kỳ như trước.
Lễ rước dâu thực hiện ra sao?
Đây chính là nghi lễ chính, quan trọng nhất trong ngày cưới của bất kỳ cặp đôi nào. Đối với nghi thức đón dâu cũng có những yêu cầu, những lưu ý cần được đảm bảo thực hiện:
- Phương tiện đi lại do nhà trai quyết định song trước khi vào nhà gái thì việc chấn chỉnh lại đội hình, trang phục chỉnh tế để đảm bảo có được sự nghiêm túc thực hiện mọi nghi thức trong ngày cưới được tiến hành.
- Đi đầu trong đoàn đón dâu của nhà trai thường là người đại diện, sau đó tới bố chú rể, chú rể, người thân và bạn bè. Với đội hình đón dâu gọn nhẹ, không quá nhiều người chắc chắn sẽ giúp việc rước dâu thuận lợi, suôn sẻ và thoải mái hơn.
- Sau khi hai bên gia đình đã ổn định vị trí ngồi thì lúc này việc giới thiệu qua lại, bên tách trà nóng được diễn ra.
- Sau một tuần trà lúc này đại diện họ nhà trai sẽ có vài lời, chính thức xin dâu để rước cô dâu về họ nhà trái và tổ chức những nghi thức tiếp theo.
- Khi đã nhận được sự cho phép của họ nhà gái lúc này chú rể vào phòng bên trong để trao hoa cho cô dâu, đón cô dâu ra bàn thờ gia tiên và thực hiện các nghi thức báo cáo tổ tiên.
- Sau nghi thức xin dâu thành công thì lúc này họ nhà trai rước cô dâu về. Nhà gái sẽ cùng nhà trai đưa cô dâu về tiếp tục tổ chức các nghi thức tiếp theo.
- Tại họ nhà trai, việc đầu tiên cần làm chính là được bố mẹ dẫn vào bàn thơ gia tiên, thắp hương báo cáo với ông cha về sự kiện trọng đại của cuộc đời mình.
- Nghi thức sau khi được hoàn thành thì việc chào hỏi họ hàng nhà trai được thực hiện, tiếp tục các nghi thức tổ chức tại nhà trai cùng họ hàng, bạn bè tham dự lễ cưới.
Trong đám cưới chính thức cũng có rất nhiều lễ nghi cần được lưu ý
Đó chính là những nghi thức cơ bản được thực hiện trong ngày cưới truyền thống cho những hôn lễ của người Việt. Ngày nay, mọi nghi thực dù được đảm bảo song đã được đơn giản tới mức tối đa để mỗi cặp đôi có thể tổ chức hôn lễ dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đảm bảo về ý nghĩa, với đầy đủ nghi lễ cần thiết song không quá cầu kỳ, tốn kém thời gian, chi phí và công sức.
Sau lễ cưới cô Dâu chú Rể cần phải làm gì?
Sau khi đám cưới diễn ra và cô dâu đã về sinh sống tại nhà chồng thì lúc này mẹ chồng sẽ chuẩn bị một mâm lễ nhỏ để cặp đôi mang về lại nhà gái, làm nghi thức chào hỏi bố mẹ cô dâu. Thông thường đây được gọi là lễ lại mặt, hoặc là lễ nhị hỷ.
Lễ lại mặt cũng là một nghi thức không kém phần quan trọng trong đám cưới truyền thống
Thông thường, thời gian thực hiện nghi thức này là từ 1 – 3 ngày sau lễ cưới. Tuy nhiên, thời điểm thực hiện cụ thể còn cân đối, tính toán dựa trên tình hình thực tế, công việc và vị trí địa lý giữa hai nhà để có được sự cân đối và điều chỉnh một cách thích hợp nhất.
Với những nghi thức thủ tục đám cưới truyền thống Việt Nam thì về cơ bản khi tổ chức lễ cưới truyền thống tại Việt Nam cần được tìm hiểu kỹ lưỡng. Nắm bắt chính xác mới giúp mỗi cặp đôi có thể hoàn thành được hôn lễ của mình hoàn hảo nhất. Trải qua lễ cưới ấm cúng, đầy đủ nghi lễ và trọn vẹn bên nhau để có được ngày kỉ niệm đáng nhớ trong suốt cuộc đời.